Là nơi tập trung những vùng chè có diện tích lớn nhất cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng, tiểu vùng Ðông Bắc của nước ta sở hữu đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch từ cây chè, góp phần mang đến sinh kế bền vững, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch Việt Nam.
Nhiều địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc đang khuyến khích, vận động nhân dân sản xuất theo hướng liên kết và xây dựng thương hiệu. Bởi khi cây chè khẳng định được thương hiệu và có liên kết, người sản xuất sẽ tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giá bán ổn định và cao hơn, từ đó nâng cao giá trị loại cây trồng này.
Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Vì vậy, nhiều địa phương đang ưu tiên sản xuất chè theo hướng hữu cơ; ứng dụng chuyển đổi số, phát triển hạ tầng logistics để kết nối giữa sản xuất, chế biến, bảo quản và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm chè…
Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, kỹ thuật trồng, chế biến của người dân, những năm qua, nghề trồng, chế biến trà ở Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ, làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà Thái Nguyên”, được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến chè còn hạn chế; diện tích chè hữu cơ còn thấp; thu hút doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn.
Với hơn 20 nghìn ha chè, trong đó 70% diện tích là chè Shan tuyết cổ thụ, được ví như mỏ “vàng xanh” bởi cây chè Shan tuyết sống trên những đỉnh núi cao, môi trường trong lành, không bị tác động từ các chất hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng. Từ lợi thế đó, tỉnh Hà Giang xác định hướng đi bền vững cho cây chè là phát triển chuỗi liên kết sản xuất chè hữu cơ.