Thời gian qua, chương trình phát triển kinh tế số trên địa bàn xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã được cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai hiệu quả, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế số của tỉnh.
Những làng quê khang trang, hiện đại, mức sống tiệm cận đô thị nhưng vẫn giữ màu xanh yên bình là hình ảnh quen thuộc của vùng ngoại thành Hà Nội khi triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn thành phố hiện có gần 70 xã; trong đó, hai huyện Đan Phượng, Thanh Trì có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài ra, nhiều xã ở các huyện nghèo cũng đổi thịt thay da, thay đổi cả phương thức làm ăn nhờ triển khai hiệu quả nông thôn mới kiểu mẫu.
Là địa phương đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, Đan Phượng đang tiếp tục khẳng định là huyện “đầu tàu” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Năm 2022, toàn bộ 15 xã của Đan Phượng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến cuối năm 2023, 15 xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Kinh nghiệm của Đan Phượng là bài học để nhiều địa phương khác có thể tham khảo, học hỏi.
Người dân ở khu vực nông thôn của Hà Nội đang quen dần với việc thực hiện thủ tục hành chính; tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước; kiểm soát vệ sinh môi trường; giữ gìn an ninh, trật tự, quảng bá, giao dịch các sản phẩm nông nghiệp… trong “môi trường số”.