Cánh đồng Mường Báng với thôn tái định cư Huổi Lực hôm nay. (Ảnh Khiếu Minh)

Nhịp sống mới ở bản tái định cư huyện vùng cao Tủa Chùa

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, nhường đất để thi công thủy điện Sơn La, sau 18 năm, người dân thôn tái định cư Huổi Lực, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đã hòa nhập cuộc sống mới. Nằm ở vị trí cửa ngõ của huyện Tủa Chùa, tận dụng ưu thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, dựa vào núi, hướng ra sông, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang từng bước làm kinh tế với các mô hình du lịch cộng đồng được triển khai.
Tết không chỉ là dịp mừng đón mùa xuân mới mà còn là dịp sum họp, mong ai cũng được đủ đầy hạnh phúc. (Ảnh THÀNH ĐẠT)

Gìn giữ, phát huy giá trị Tết cổ truyền

Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.
Người Việt Nam tại Lào đi chùa nhân dịp đầu năm mới. (Ảnh TTXVN)

Ca ngợi nét đẹp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán với những truyền thống, phong tục độc đáo là một phần quan trọng, phản ánh các khía cạnh đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Theo TTXVN, nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử Việt Nam người Anh, ông Kyril Whittaker nhận định như vậy về Tết ở Việt Nam.
Già làng Cư Chừ Tú (bên phải) hướng dẫn người dân bản Tìa Ló B, xã Nong U, huyện Ðiện Biên Ðông, tỉnh Ðiện Biên làm nhà ở.

Người đi đầu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo

Về xã Nong U, huyện Ðiện Biên Ðông (tỉnh Ðiện Biên) nhắc đến già làng Cư Chừ Tú ở bản Tìa Ló B thì ai cũng biết. Bởi nhiều năm nay ông Tú luôn là tấm gương sáng trong tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.