Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100 nghìn sinh viên tại 30 trường đại học trên cả nước.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Hiện nay, EU và nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,... đã xây dựng chính sách, khuôn khổ pháp lý cho tài sản số nói chung, tài sản ảo, tiền ảo nói riêng. Tại Việt Nam, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Ngày 16/5, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chính thức phê duyệt khung quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới nhằm thắt chặt quản lý ngành công nghiệp tiền điện tử. Những quy định này dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2024.
Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên luôn là lực lượng xung kích, tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ðặc biệt, tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương đã không ngừng tham mưu xây dựng, hoàn thiện các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Theo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Chính phủ được giao sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ.
Góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) đề nghị bổ sung nhóm đối tượng tiền ảo và tài sản ảo vào dự thảo Luật để ngăn chặn các rủi ro liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố.