Nhóm Tiên Phong cùng GreenViet vào rừng "thăm" voọc.

Vùng đất an lành của loài voọc chà vá chân xám

"Khi được cơ quan chức năng Quảng Nam liên hệ việc địa bàn có sự xuất hiện đàn voọc chà vá chân xám, chúng tôi đã đến để khảo sát. Bất ngờ là từ nhiều năm nay, một nhóm nhỏ người dân tự giác bảo vệ loài này dù chưa biết đó là quý hiếm" - anh Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh kể lại khi giới thiệu về nhóm Tiên Phong.
Cán bộ Trung tâm cứu hộ Cúc Phương thả động vật hoang dã về tự nhiên.

Bảo vệ những "sứ giả" của rừng xanh

Việt Nam có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa ASEAN và các khu vực trên thế giới. Do vậy đây được xác định vừa là nơi tiêu thụ, vừa là tuyến đường trung chuyển trái phép các loài động vật hoang dã (ÐVHD) và các sản phẩm ÐVHD, là "mảnh đất" màu mỡ để loại tội phạm này lợi dụng hoạt động.
Lực lượng chức năng Nghệ An thả chim trời do các đối tượng săn bắt bị thu giữ về thiên nhiên.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim hoang dã

Hiện nay, tình trạng săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép chim hoang dã vẫn diễn ra ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái; đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ thiên nhiên của cộng đồng xã hội, chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng…
Quản lý, bảo vệ đàn voi tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam (xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn).

Quảng Nam tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Chiều 22/8, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Trí Thanh vừa ký Chỉ thị yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính đối với ngành mình quản lý về công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm.
Việt Nam được xác định là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu. (Ảnh minh họa: Internet)

Bảo vệ cấp bách các loài chim hoang dã

Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Nhằm bảo vệ, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt, tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.