Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi gần khu dân cư của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được người dân phát hiện, đến nay đàn voọc gáy trắng đã được cộng đồng dân cư quản lý, bảo tồn chặt chẽ và phát triển, sinh trưởng tốt. Nòng cốt trong hoạt động bảo vệ, bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm đó là Tổ bảo tồn tự nguyện voọc gáy trắng. Tổ đã hoạt động hiệu quả trên địa bàn 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa.
Ngày 31/7, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, lãnh đạo tỉnh này vừa ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án bảo tồn bền vững loài vượn siki tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn.
Khi nói đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia luôn đề cập đến khu vực sông Đầm. Bởi nơi đây, có hệ sinh thái độc đáo với thảm thực vật và hệ động vật đa dạng, tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ, cuốn hút du khách...
Năm 2024, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đánh dấu tuổi 160 của mình. Suốt thời gian hình thành và phát triển, Thảo Cầm Viên vẫn được xem là một "lá phổi xanh" giữa lòng đô thị, cần được bảo vệ và tiếp tục là nguồn cảm hứng và điểm nghỉ ngơi cho cư dân thành phố cũng như điểm du lịch, giáo dục về thiên nhiên và bảo tồn sinh học.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (Vườn Quốc gia Núi Chúa), xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có tổng diện tích hơn 106.646 ha, vùng lõi rộng 15.752 ha, đại diện cho vùng sinh thái bán khô hạn và vùng sinh thái ẩm với sáu kiểu rừng khác nhau.
Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng Khương Thanh Long cho biết, đơn vị vừa phối hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương và Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tổ chức thả 5 cá thể vượn đen má hung (Nomascus annamensis) về với môi trường tự nhiên Vườn quốc gia Tà Đùng.
Vườn quốc gia Tà Ðùng nằm trong lòng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên hơn 20.000ha, là nơi có đặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Ðây là các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiếm có của vùng cao nguyên; có giá trị đa dạng sinh học cao với 1.406 loài thực vật bậc cao.
Trong 2 ngày 9-10/1, tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã phối hợp với Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật (IEBR) tổ chức cuộc họp kỹ thuật rà soát thông tin về các loài thú để cập nhật tình trạng bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam sẽ được xuất bản trong năm 2023.
Ngày 22/12, Công an huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trạm Bảo tồn động vật hoang dã Dầu Tiếng (Bình Dương) tiếp nhận cá thể động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm do hộ dân tự nguyện giao nộp.
Được khởi xướng từ năm 2011, tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012, đến nay, “ Ngày voi thế giới” 12/8 đã trở thành cơ hội để mọi người cùng nâng cao nhận thức về bảo vệ voi; tìm kiếm các giải pháp giảm xung đột giữa voi và người; cũng như nỗ lực bảo tồn loài này trong tự nhiên.