Lễ hội Gầu Tào thu hút người dân các dân tộc ở huyện Phong Thổ và các địa phương lân cận.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào

“Gầu Tào” theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “ hội chơi trên đồi”. Theo phong tục của người Mông trước đây, lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức bởi những gia đình người Mông giàu có trong bản, cầu mong mưa thuận, gió hòa, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no. Theo thời gian, Gầu Tào được mở rộng, trở thành lễ hội của cả bản làng trong dịp đón Tết Nguyên đán, mừng Xuân mới.
Nguồn nước sinh hoạt được dẫn về các bản, bà con không phải mất nhiều thời gian đi cõng nước về dùng như trước đây.

Đưa nước sinh hoạt về vùng cao Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với bà con vùng cao, có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng là một trong những yếu tố giúp ổn định cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Từ sự đầu tư hệ thống các công trình nước sinh hoạt của nhà nước trong những năm qua, hiện tại, nguồn nước đã về với nhiều bản khó ở vùng cao, bà con ở đây không còn phải đi cõng can nước về dùng như trước nữa.