Hiện nay, thay vì chỉ có một hình thức trực tiếp như trước, người tham gia có thể đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia với quy trình được tự động hóa mức độ cao; hoặc trên ứng dụng trực tuyến của một số ngân hàng bảo đảm giao dịch nhanh gọn, thuận tiện.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cải cách thể chế nhất quán theo thị trường sẽ là khâu đột phá chiến lược, giúp khôi phục lại niềm tin thị trường và của nhà đầu tư. Đồng thời, tăng cường quản lý, điều tiết thị trường bằng các giải pháp thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính hoặc thay đổi thể chế, luật pháp theo lối “giật cục”, khó đoán định sẽ làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam tiếp tục có sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
Theo đánh giá, khảo sát của nhiều tổ chức đánh giá, xếp hạng uy tín cả trong nước và trên thế giới, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam hiện đang là một “điểm sáng” trên toàn cầu với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và nâng hạng dù tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động khó lường và bất lợi.
Ngày 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh" (PCI) 2022. Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Theo dự kiến, ngày 11/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022; trong đó, lần đầu tiên VCCI và USAID giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).