Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, phong tục Lễ cúng bắc máng nước mỗi khi lập làng mới hay nguồn nước đang sử dụng không còn bảo đảm chất lượng có ý nghĩa đặc biệt.
Những vũ điệu truyền thống rộn ràng, sâu thẳm trên nền nhạc cụ dân tộc, cùng tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào dân tộc Ba Na, Xơ Đăng ở bắc Tây Nguyên đã cuốn hút người dân địa phương và du khách. Đêm giao lưu, trình diễn cồng, chiêng, xoang và nhạc cụ các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) thu hút sự tham gia của gần 300 nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các câu lạc bộ văn hóa dân gian, các đội cồng, chiêng-xoang các lứa tuổi.
Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.
Từ bao đời nay, nhà rông là một thành tố không thể thiếu, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo tâm niệm của người dân, đã có làng là phải có nhà rông, làng nào không có nhà rông, làng đó thiếu sức sống cội nguồn mãnh liệt.
Người Mơ Nâm, một nhánh thuộc dân tộc Xơ Đăng, ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, Kon Tum) quan niệm rằng, tượng gỗ dân gian là vật linh thiêng gắn liền với các lễ hội và để những người đang sống tưởng nhớ những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền với người thân. Tượng gỗ còn là sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu tới tổ tiên, thể hiện được lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc.
Lễ mừng mùa lúa mới của đồng bào Xơ Đăng tại các tỉnh Tây Nguyên diễn ra hằng năm, sau vụ lúa rẫy thu đông cho nên thường tổ chức vào đầu năm mới dương lịch. Do tín ngưỡng tôn trọng thần linh nên buôn làng tổ chức rất cẩn thận theo lệ đã diễn ra hàng trăm năm trước. Tác giả: MY ANHGiọng đọc: HẠNH HOA
Mỗi khi có khách quý đến thăm nhà, đồng bào dân tộc Xơ Đăng tại huyện Kon Plông (Kon Tum) đều mang món "hơ gọ" - món ăn được nấu từ nõn chuối rừng và thịt gác bếp ra chiêu đãi. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy chắc chắn sẽ để lại dư vị khó quên cho thực khách.Tác giả: THÁI HÀGiọng đọc: HẠNH HOA
Xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum. Sau ngày thống nhất đất nước, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.