Lễ hội Katê của người Chăm thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã bao bọc và chở che cho con cháu khỏe mạnh, cuộc sống bình an, no ấm và hạnh phúc; thể hiện khát vọng của cộng đồng luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong các điểm du lịch tâm linh ở Đà Nẵng, di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn là điểm đến đặc sắc, điểm hội tụ tinh hoa văn hóa Phật giáo phía nam đèo Hải Vân. Trải qua dặm dài lịch sử, Ngũ Hành Sơn luôn bồi đắp, củng cố và khẳng định vị trí đặc biệt của Phật giáo trong đời sống văn hóa, lấy đó làm động lực phát triển bền vững kinh tế-xã hội địa phương.
NDO - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang đã có nhiều giải pháp và cách làm hay nhằm hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng để các chị mạnh dạn, tự tin phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm chủ cuộc sống.
NDO - Khoảng chục năm nay, vùng đất “bạch sa động” ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã không còn cái tên “sa mạc của vùng đất khát” mà thay vào đó là màu xanh tươi tốt của những vườn trồng cây măng tây xanh. Loại cây trồng được ví như “rau vua” bởi đem lại thu nhập cao cho đồng bào Chăm nơi đây.
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo,… phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của cộng đồng. Tiêu biểu là nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.