Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh Nghệ An đang tập trung huy động các nguồn lực từ xã hội nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, hiện đại để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân ở cơ sở.
Trong tám nhiệm kỳ công tác liên tiếp, Thành ủy Hà Nội luôn dành một chương trình riêng về xây dựng văn hóa, con người. Việc nâng cao tri thức luôn được đồng hành với xây dựng đạo đức, lối sống, ứng xử.
Xây dựng nền nếp văn hóa ứng xử không phải chuyện ngày một, ngày hai mà đòi hỏi một hành trình kiên trì, bền bỉ. Hà Nội đã trải qua bảy năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng và QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố. Việc thực hiện hai QTƯX nêu trên góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành động của người dân, giúp văn minh nhiều không gian công cộng. Kết quả đó có được là nhờ việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm các hoạt động.
Sau bảy năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử (QTƯX) của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, QTƯX nơi công cộng, nền nếp ứng xử văn minh ngày càng được củng cố.
Bắc Từ Liêm là đơn vị đầu tiên của thành phố triển khai mô hình "Di tích lịch sử kiểu mẫu" tại Ðình Chèm và hiện quận đang triển khai nhân rộng mô hình này nhằm giúp di tích được bảo vệ, nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện quy tắc ứng xử.
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ mà thành phố đã thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn khi những biến động của xã hội không ngừng diễn ra, giao lưu văn hóa ngày một mạnh mẽ, kéo theo những yếu tố tích cực và cả tiêu cực. Điều này đòi hỏi việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần có những định hướng, giải pháp mới để thích ứng với thực tế.