Trao đổi về kỹ thuật khắc in mộc bản Thanh Liễu

Trải nghiệm nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu

Chiều 8/6, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển, Ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt phối hợp các nghệ nhân thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương tổ chức workshop Kỹ thuật khắc và in mộc bản. Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động của dự án "Mộc bản Thanh Liễu-Hành trình hồi sinh một làng nghề".
Lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với mộc bản chùa Dâu .

Trẩy hội chùa Dâu, chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia

Bao đời này, lễ hội chùa Dâu được nhân dân phường Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cùng tham gia tổ chức với các nghi thức độc đáo, thể hiện đặc trưng tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp vùng Dâu. Năm nay, đến với lễ hội tổng Dâu, người dân, chính quyền địa phương và bà con Phật tử có thêm niềm vui khi chính thức đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia đối với mộc bản chùa Dâu.
Anh Nguyễn Văn Thạo đang khắc mộc bản.

Kỳ nhân khắc mộc bản

Mỗi chiều của một con chữ Hán chỉ khoảng 1cm, nhưng ở đó, có hàng chục nét khác nhau... Để in kinh sách, trên một mặt gỗ phẳng, người thợ khắc mộc bản phải khoét gỗ, lấy đi những phần thừa, chỉ để lại phần nét chữ. Muốn giỏi nghề, vừa phải giỏi khắc, vừa thạo chữ Hán. Nghề khắc mộc bản là một kỳ công và gần như đã thất truyền. Cả nước chỉ còn một vài nghệ nhân, trong đó anh Nguyễn Văn Thạo (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), là một kỳ nhân của cái nghề đòi hỏi nhiều kỹ thuật tinh tế này.