Một góc thành phố Thủ Ðức. (Ảnh Hoàng Triều)

Thể chế hóa mô hình thành phố trong thành phố

Đến thời điểm này, cả nước mới có duy nhất một đơn vị hành chính cấp huyện hoạt động theo mô hình “thành phố trong thành phố”; đó là thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng sắp tới sẽ có một số thành phố trong thành phố ra đời. Đầu tháng 12/2023, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Hà Nội sẽ xây dựng thành phố phía bắc Thủ đô bằng cách gộp các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn lại; thành phố phía tây Thủ đô là khu vực Xuân Mai, Hòa Lạc.
Mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới, nhưng chưa tạo được đột phá.`

Tổ chức chính quyền theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh phân quyền

Trong chín nhóm chính sách mà Hà Nội đề xuất tại Luật Thủ đô (sửa đổi), chính sách về tổ chức chính quyền theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là điểm mới đang nhận được sự quan tâm, ý kiến của các chuyên gia. Các ý kiến cho rằng, cần tinh gọn hơn nữa về bộ máy, làm rõ hơn vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Thủ đô.
Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức. (Ảnh MINH ANH)

Thêm cơ chế đặc thù để Thủ đô bứt phá

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Theo đó, Nghị quyết quy định Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Thời điểm này, thành phố Hà Nội đang tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến để Luật Thủ đô (sửa đổi) với các chính sách đặc thù, có tính đột phá, tạo điều kiện để Hà Nội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong những năm tiếp theo.