Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm soát lãi suất, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng điều chỉnh lãi suất huy động. Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 12 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi với mức giảm từ 0,1-0,7%/năm và ở hầu hết các kỳ hạn.
Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.
Từ ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0. Đây là biện pháp rất mạnh mẽ để giải tỏa tâm lý thị trường cũng như để “hạ nhiệt” tỷ giá vốn được cho là rất “nóng” hiện nay.
Với bốn lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã giúp lãi suất cho vay hạ nhiệt mạnh trong nửa cuối năm, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất cho vay vẫn còn dư địa giảm thêm trong năm 2024.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) là lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro từ dịch bệnh, thời tiết, thiên tai,... Điều này có thể dẫn tới tín dụng đầu tư cho tam nông cũng đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.
Dù đã có nhiều đợt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong tháng 8, đầu tháng 9 lãi suất huy động tại các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm. Theo khảo sát của phóng viên tại website của 32 ngân hàng, trong tuần qua đã có 10 ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động.
Theo khảo sát của phóng viên tại website của 32 ngân hàng, hiện mức lãi suất phổ biến đã về dưới 7%/năm, còn rất ít ngân hàng duy trì mức lãi suất trên 7%/năm.
Qua khảo sát của phóng viên tại website của 31 ngân hàng, trong tuần từ 7-14/8, có 9 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động, mức giảm dao động từ 0,1%-0,6%/năm ở các kỳ hạn khác nhau.
Trong tuần qua, đã có một số ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất huy động. Hiện nay, đối với thời hạn gửi 12 và 24 tháng, lãi suất huy động của các ngân hàng trong nước dao động từ 5,2% đến 7,7%/năm. Các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước duy trì mức lãi suất cao nhất 6,3%/năm.
Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Các quyết định nêu trên phản ánh rõ ràng sự cấp thiết của NHNN trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước qua hai kỳ điều hành giảm lãi suất từ đầu năm, đến nay lãi suất tiền gửi bình quân là 6,0% đến 6,1%, lãi suất cho vay khoảng 9% đến 9,2%. Mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn còn cao so với khả năng của doanh nghiệp lúc này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã điều chỉnh giảm một loạt mức lãi suất điều hành. Giải pháp này được đánh giá là linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế.