Người mua hàng tại một phố mua sắm sầm uất ở Hamburg. Ảnh: REUTERS

“Cơn bão hoàn hảo” bao trùm kinh tế Đức

Nội các Đức đã thông qua việc điều chỉnh giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 1,3% như dự báo trước đó xuống còn 0,2%. Chông chênh giữa tình trạng trì trệ và suy thoái trong những quý gần đây, nền kinh tế Đức được Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck ví như đối mặt “một cơn bão hoàn hảo”, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lạm phát “thâm niên” đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sau một thời gian bị rơi vào suy thoái.
Người mua hàng tại một phố mua sắm sầm uất ở Hamburg, ngày 3/12/2022. (Ảnh: REUTERS)

Bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Đức

Số liệu sơ bộ của Cục Thống kê liên bang Đức vừa công bố cho thấy, giá tiêu dùng ở Đức vẫn ở mức cao nhưng lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang tiếp tục có xu hướng giảm mạnh và trong tháng 9 đã xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ở Ukraine. Đây là tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đè nặng lên hoạt động kinh tế của châu lục do làm giảm nhu cầu về tín dụng, cản trở đầu tư và tiêu dùng. Kinh tế Đức giảm mạnh kéo đà tăng trưởng của khu vực đi xuống.
Đưa hàng lên các tàu chở hàng tại một bến container ở cảng Hamburg, Đức, ngày 18/7/2022. (Ảnh: Reuters)

Các đầu tàu kinh tế đang hụt hơi

Triển vọng kinh tế toàn cầu đang trở nên ảm đạm hơn những ngày gần đây khi các nền kinh tế đầu tàu của châu lục và thế giới như Đức, Trung Quốc, Mỹ đều đang hụt hơi, lâm vào suy thoái hoặc suy giảm tăng trưởng. Các yếu tố thuận lợi về thời tiết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại... không đủ để đưa các nền kinh tế đầu tàu thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tại Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters/TTXVN

Ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế Đức

Lạm phát gia tăng cùng với chi phí hóa đơn khí đốt và điện dự kiến tăng mạnh tác động lớn tới đời sống kinh tế-xã hội của nước Đức. Lãnh đạo Đức đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để đối phó giá hàng hóa và năng lượng tăng cao, coi đây là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay nhằm ngăn chặn những yếu tố này cản đà tăng trưởng và đặt nền kinh tế đầu tàu châu Âu trước nguy cơ suy thoái.