Đồng chí Lê Hồng Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có chỉ đạo, yêu cầu khẩn trương cấp đất ở, hỗ trợ người Đan Lai tại huyện Con Cuông xóa nhà tạm, dột nát, bảo đảm tiến độ hoàn thành trước 31/7.
Ngày 9/12, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An và lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri các xã: Bồng Khê, Chi Khê và thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông (Nghệ An).
Người Đan Lai trước đây sống biệt lập, co cụm giữa vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì đói nghèo, lạc hậu và hôn nhân cận huyết thống… nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; cấp ủy, chính quyền, ban, ngành các cấp và bộ đội Biên phòng mà giờ đây cuộc sống của người Đan Lai đang đổi thay từng ngày với sức sống đang bừng lên giữa đại ngàn Pù Mát.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài trong 4 ngày, thời tiết thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui chơi, giải trí của nhân dân. Do đó, các điểm đến ở Nghệ An đã thu hút một lượng lớn du khách.
Ngày 30/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An phối hợp với huyện Con Cuông và các đơn vị liên quan đã tổ chức đóng điện đường dây cấp điện cho Đồn Biên phòng Châu Khê.
Nghệ An là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chế biến gỗ đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy vậy, ngành lâm nghiệp Nghệ An còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức để phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, gia tăng diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)...
Bên cạnh những lợi thế do thiên nhiên ban tặng như là một trong hơn 10 Khu Dự trữ sinh quyển của Việt Nam; có hệ thống sông, suối dày đặc với nhiều thác ghềnh; có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau tạo nên sự đa dạng về cảnh vật thiên nhiên, miền tây Nghệ An còn lưu giữ được nhiều phong tục, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, H’Mông, Khơ Mú, Đan Lai... Đó là nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tiềm năng này, đòi hỏi địa phương cần có một chiến lược tổng thể với các giải pháp phù hợp, bài bản.
Cả nước có gần 14,8 triệu ha rừng, đang tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho khoảng 25 triệu người sống phụ thuộc vào rừng. Rừng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế lâm nghiệp, mà còn là lợi thế tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác…
Từ trưa 25/9, các Nhà máy thủy điện Châu Thắng, Hủa Na, Bản Cốc ở các huyện Quế Phong, Chi Khê, Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đã tiến hành xả lũ để bảo đảm an toàn hồ chứa trước khi bão Noru đổ vào.
Nhờ trồng hàng chục nghìn ha rừng nguyên liệu (keo, tre, mét) gắn với công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng, bà con các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) có điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.