Các tình nguyện viên thu gom rác ở dọc tuyến đê biển Gò Công. Ảnh: NGUYỄN SỰ

Chung tay giảm chất thải nhựa

Kể từ khi được thành lập năm 2021, nhóm công tác triển khai Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) tại Việt Nam đã đóng vai trò kết nối các chủ thể, sáng kiến, huy động các nguồn lực, sự ủng hộ của các bộ, ngành, tổ chức phát triển trong nước, nước ngoài để cố vấn, tham mưu, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan định hình nền kinh tế tuần hoàn, đổi mới mô hình sản xuất, tiêu thụ nhựa bền vững.
Phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa cả chính thức và không chính thức tại các hộ gia đình, cộng đồng. (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)

Vai trò của phụ nữ trong quản lý chất thải nhựa

Phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa cả chính thức và không chính thức tại các hộ gia đình, cộng đồng. Chính vì vậy, cần nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong quản lý rác thải nhựa, góp phần từng bước hướng đến nền kinh tế tuần hoàn bền vững và hiệu quả ở Việt Nam.
Công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác thải nhựa tại khu vực vịnh Mân Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Nỗ lực chống rác thải nhựa, xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên

Việc gia tăng chất thải nhựa, túi ni-lông đang gây áp lực lên môi trường ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) có chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động chiến dịch “chống ô nhiễm nhựa” nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.