Hiện nay, vấn đề về quỹ, cơ chế đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ hiện còn nhiều bất cập và chưa phù hợp giữa quy định của Luật Khoa học và Công nghệ với pháp luật về tài chính, bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, đấu thầu, quản lý và sử dụng tài sản công.
Đổi mới sáng tạo xanh đã được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm,…
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng. Dự phiên họp có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên hội đồng.
Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2024 thực hiện các chỉ tiêu tài chính, nhất là đóng góp ngân sách nhà nước vào tăng trưởng phải cao hơn năm 2023.
Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 408.547 tỷ đồng, cao nhất trong cả nước; dự toán chi ngân sách địa phương là 146.428,9 tỷ đồng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Hà Nội... cần nỗ lực, quyết liệt thực hiện ngay từ những ngày đầu năm mới.
Ngày 30/11/2023, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023 với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững” đã được Bộ Tài chính và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) được tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa nâng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp, trong bối cảnh bức tranh kinh tế nước này đã được điểm thêm nhiều gam màu tươi sáng sau thời gian dài u ám. Việc nhận được khoản hỗ trợ phục hồi kinh tế trị giá 55 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) càng tiếp thêm sức mạnh để Hy Lạp vững bước trên con đường lấy lại đà tăng trưởng bền vững.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, ngành tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng các đề án quan trọng trong lĩnh vực tài chính-ngân sách nhà nước, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, cân đối bảo đảm nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Khi những vết thương do đại dịch Covid-19 gây ra còn chưa kịp lành, nền kinh tế thế giới đã liên tiếp gánh chịu hàng loạt cú sốc như lạm phát, khủng hoảng năng lượng, tình trạng gián đoạn nguồn cung, rủi ro về nợ công. Những đám mây đen này đang phủ bóng lên triển vọng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, các chủ đầu tư “đói” vốn kể từ sau đại dịch Covid-19, trong khi hầu hết các kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay gần như tắc nghẽn, các chuyên gia kinh tế cho rằng, rất cần có các giải pháp bền vững để phát triển nguồn vốn cho bất động sản, qua đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.