Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Ban tổ chức)

Tạo ra sự thay đổi căn bản và tích cực trong ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người

Ngày 19/11, tại Hà Nam, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252 /QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Quyết định 1252).
Chuyển em nhỏ bị thương tới bệnh viện ở Rafah, phía nam Dải Gaza, ngày 1/11/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ trẻ em

Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell, người vừa trở về sau chuyến đi tới miền nam Gaza, gọi vùng lãnh thổ này là “nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em”. Cùng với số liệu của UNICEF về tình trạng hơn 333 triệu trẻ em trên toàn thế giới hiện vẫn sống trong cảnh đói nghèo cùng cực và thực tế trớ trêu là 69 triệu trẻ em đang sống trong nghèo đói tại 40 quốc gia giàu nhất thế giới, thực trạng này cho thấy mục tiêu của Liên hợp quốc xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực ở trẻ em và để trẻ em được sống trong hòa bình là thách thức lớn và cũng là trách nhiệm của mỗi quốc gia.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công tác đại đoàn kết toàn dân, hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống... (Ảnh minh họa: NGUYỄN CÔNG LÝ)

Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số

Pháp luật Việt Nam khẳng định và chống mọi hành vi xâm phạm quyền bình đẳng dân tộc, gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi cho dân tộc thiểu số. Điều này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc tại điểm 4, Điều 1 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD).
Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT.

Thu hút người lao động vào tổ chức công đoàn

Mục tiêu đầu của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nêu rõ: Đến năm 2023 kết nạp hai triệu đoàn viên; thành lập tổ chức cơ sở của công đoàn ở 100% doanh nghiệp có 25 công nhân lao động trở lên; phấn đấu các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên có tổ chức công đoàn. Như vậy, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính sống còn của tổ chức công đoàn.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam khẳng định giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Theo TTXVN, Hội nghị lần thứ 33 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) vừa bế mạc tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Mỹ. Hội nghị kêu gọi nỗ lực ứng phó các thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có phát triển nền kinh tế biển bền vững.
Quang cảnh buổi hội thảo.

Tìm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các khu di sản thế giới tại Việt Nam

Chiều 14/9, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Cục Di sản văn hóa (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tổ chức Hội thảo khoa học về “Bảo tồn, phát huy giá trị các khu di sản thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam theo Công ước di sản thế giới”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay dự lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)

Kỷ niệm 50 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình

Sáng 6/9, tại Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tỉnh Ninh Bình tổ chức kỷ niệm 50 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972), với chủ đề "50 năm tới - Di sản thế giới, nguồn lực cho tự cường, tính nhân văn và đổi mới sáng tạo”.