Trong quá trình tái khởi động dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác tuyên truyền, vận động tạo đồng thuận xã hội đang được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Nghị quyết của Quốc hội quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần, và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án.
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9 , sáng 14/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Với tiềm năng, lợi thế khác biệt và sở hữu vị trí chiến lược mạng lưới giao thông đồng bộ, gồm: đường biển, cảng biển, đường sắt, Quốc lộ 1A và cao tốc bắc - nam; các khu công nghiệp quy mô lớn cùng các cụm công nghiệp vệ tinh tạo thành nền tảng vững chắc để phát triển công nghiệp và kinh tế biển, Ninh Thuận đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế quốc gia, vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường...