Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền đông Đức. (Ảnh tư liệu: AP/TTXVN)

EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt

Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh 1 tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.
Hàng dài phương tiện chờ mua xăng tại 1 trạm xăng của TotalEnergies ở Marseille, Pháp ngày 6/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Liên minh châu Âu thúc đẩy các biện pháp kiểm soát giá năng lượng

Ngày 12/10, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Kadri Simson cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung vào tuần tới nhằm nỗ lực kiểm soát tình trạng giá năng lượng leo thang, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ biện pháp mới nào cũng cần có sự đồng thuận cao giữa các nước thành viên.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur. (Ảnh: TASS/TTXVN)

EU nhất trí gói trừng phạt mới chống Nga

Báo Politico (Mỹ) ngày 4/10 cho biết, đại diện thường trực của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt thứ tám chống lại Nga, bao gồm việc áp trần giá dầu mỏ của Nga. Văn kiện cuối cùng của gói trừng phạt mới sẽ được thông qua trong ngày 5/10.
Một ngày sau khi các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới thông báo cắt giảm sản lượng ở mức vừa phải, giá "vàng đen" trên thế giới đã diễn biến trái chiều. (Ảnh minh họa: Reuters)

Giá dầu lại bấp bênh

Một ngày sau khi các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới thông báo cắt giảm sản lượng ở mức vừa phải, giá dầu trên thế giới đã diễn biến trái chiều. Các nước xuất khẩu dầu tuyên bố sẵn sàng bảo vệ giá dầu, trong khi các nhà nhập khẩu lại nỗ lực kiềm chế, áp giá trần với “vàng đen”.