Dự Đại hội có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Về phía tỉnh Sơn La, có các đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu...
Các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV. |
Sơn La có diện tích tự nhiên 14.109,83km², chiếm 4,27% diện tích cả nước. Có 1,3 triệu người, gồm 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 83,7% là người dân tộc thiểu số.
Đảng bộ tỉnh Sơn La có 92.460 đảng viên. Trong đó, 65.743 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 68,84%.
5 năm qua, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn, từ 21,65% năm 2019 xuống còn 11,17% năm 2024; giảm 10 xã, 171 bản đặc biệt khó khăn.
Văn nghệ chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV. |
Hoạt động thu hút đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm, tạo động lực cho phát kinh tế, xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Riêng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2022 đến nay, đã đầu tư xây dựng 743 công trình giao thông, nước sinh hoạt tập trung, giáo dục, nhà văn hóa…
Hiện 100% số xã của Sơn La đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã; số thôn, bản có đường ô-tô đến trung tâm đạt 85%.
Cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số ở Sơn La chiếm tỷ lệ cao. |
Giai đoạn 2019-2023, Sơn La đã tạo việc làm cho 116.820 lao động là người dân tộc thiểu số, chiếm 86%; hỗ trợ xóa 8.657 nhà tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số, tổng kinh phí 404 tỷ đồng; có 10/12 huyện, thành phố hoàn thành việc xóa nhà tạm...
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ 4, năm 2024
Tổng nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La khoảng 69.021 tỷ đồng. Trong đó, huy động doanh nghiệp, cộng đồng dân cư hơn 3.906 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 34.044 tỷ đồng; các nguồn vốn ngân sách nhà nước lồng ghép từ chương trình, dự án khác 22.000 tỷ đồng.
100% hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn ở Sơn La được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế. |
Nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng để tỉnh Sơn La thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Giai đoạn 2024-2029, tỉnh Sơn La tiếp tục phát huy thế mạnh, tiềm năng, vận dụng hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số toàn diện, nhanh, bền vững.
Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2029, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 1%/năm trở lên; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt hơn 50%. Trong đó, có ít nhất 50% là lao động nữ.
Đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho các tập thể. |
Phấn đấu xóa xong nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào dân tộc thiểu số đủ điều kiện hỗ trợ phát sinh hằng năm; 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của người dân; 60% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới…
Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 1 cá nhân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho 9 tập thể, 42 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019-2024.
Đại hội cũng đã phát động phong trào thi đua về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 2024-2029 và thông qua Quyết tâm thư của Đại hội.