Anh M. ngụ tại phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, vào viện ngày 29/2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, co giật.
Qua tìm hiểu, trước đó, bệnh nhân bị vết xước ngoài da do tai nạn giao thông nhưng không điều trị đúng cách. Sau đó 2 tuần, anh M. bị mỏi hàm, cứng hàm thì người nhà mới đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
Uốn ván nguy kịch sau khi bị viên gạch rơi vào chân
Nhận thấy ca bệnh khó, Khoa Nhiễm phối hợp Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc và Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện đặt nội khí quản, mở khí quản cấp cứu; đồng thời, tiếp tục dùng thuốc giãn cơ, an thần, thở máy và kiểm soát được tình hình nguy hiểm.
Bệnh nhân M. đã tự đứng và bình phục sức khỏe. |
Đến ngày 12/3, sau ngày thứ 12 thở máy với áp lực và nồng độ ô-xy cao, tim anh M. đập nhanh nên kíp trực đã mời khám tim mạch và đề nghị chụp CT Scan ngực. Kết quả phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch phổi hai bên.
Khoa Nhiễm đã tiến hành mời hội chẩn toàn viện để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Sau khi hội chẩn, bệnh viện đã quyết định dùng thuốc ly giải huyết khối (tiêu sợi huyết) truyền cho bệnh nhân và tiếp tục theo dõi.
Đến ngày 25/3, bệnh nhân đã hồi phục và ngưng thở máy. Hiện, anh M. đã tự thở, sinh hiệu ổn, tự ăn, tập vận động và dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Tăng Vũ, Trưởng Khoa Nhiễm, đơn vị trực tiếp điều trị cho bệnh nhân M. khuyến cáo, người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa phòng bệnh.
Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh uốn ván, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn biến xấu nguy hiểm đến tính mạng.