Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ngành, đoàn thể tỉnh là thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố triển khai thực hiện việc rà soát, cập nhật các kế hoạch về phòng chống, ứng phó với thiên tai theo quy định và phương án về ứng phó với các loại hình thiên tai như: dông lốc, bão, triều cường, ngập úng, tràn, vỡ đê; sạt lở bờ sông, bờ biển;...
Trong đó phải cụ thể phương án sơ tán, di dời dân tại các khu vực xung yếu, đảm bảo chủ động ứng phó khi có thiên tai xảy ra.
Bến Tre khẩn trương khắc phục sạt lở khu vực cồn Phú Đa
Đồng thời, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như: tổ chức gia cố, chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây cao để bảo đảm an toàn khi xảy ra mưa, dông. Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông để kịp thời tiếp nhận các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động phòng tránh; chủ động các phương án bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thủy sản,... nhằm hạn chế thiệt hại…
Sạt lở tại cồn Phú Đa làm nước tràn vào vườn cây ăn quả của người dân. (Ảnh: HOÀNG TRUNG) |
Trước đó, rạng sáng 17/9, mưa to và kèm theo nước lớn đã làm sạt lở đê tại cồn Phú Đa (ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) làm nước tràn vào ảnh hưởng đến 19 hộ dân đang sinh sống trong khu vực. Nước tràn vào bên trong đê làm ngập úng hơn 3ha cây ăn quả như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn và một số loại cây khác.
Ngay sau khi xảy ra sạt lở đê bao Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chợ Lách đã có mặt tại điểm sạt lở, chỉ đạo địa phương vận động nhân dân chuyển đồ đạc, vật dụng lên cao tránh thiệt hại; đồng thời thuê phương tiện cơ giới đến điểm sạt lở gia cố tạm thời không cho nước ngập và tiến hành bơm thoát nước ngập úng ra ngoài, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho vườn cây ăn quả của người dân.