Cùng đó, giá cà-phê Arabica diễn biến rung lắc mạnh nhưng kết phiên vẫn giảm 2,56% so tham chiếu.
Bên cạnh áp lực kỹ thuật, sự bùng nổ trong hoạt động xuất khẩu từ các quốc gia sản xuất chính đã tạo sức ép lên thị trường.
Theo dữ liệu từ Chính phủ Brazil, trong tháng 6/2024, quốc gia này xuất đi 203.278 tấn cà-phê dạng hạt, tăng 47% so cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, sản lượng cà-phê của Colombia trong 6 tháng đầu năm đã tăng 16% lên 5,82 triệu bao, trong khi xuất khẩu tăng 15% so cùng kỳ năm ngoái, lên 5,74 triệu bao.
Bên cạnh đó, tiến độ thu hoạch cà-phê tích cực tại Brazil cũng cho thấy triển vọng bổ sung nguồn cung vụ mới ra thị trường. Theo Safras&Mercado, tính đến ngày 5/7, nông dân Brazil đã đạt 58% diện tích, cao hơn mức 52% cùng kỳ năm ngoái và mức 54% trung bình 5 năm trong giai đoạn này nhờ điều kiện thời tiết khô ráo.
Diễn biến khác trên bảng giá nhóm nguyên liệu công nghiệp, giá ca-cao cũng đảo chiều giảm 0,79%, khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ đi xuống trong quý II tại châu Âu và châu Á do giá ở mức cao kỷ lục. Thị trường kỳ vọng sản lượng ca-cao xay tại châu Âu giảm 2% so cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp nhất trong 4 năm. Cùng với đó, sản lượng ca-cao nghiền tại châu Á và Bắc Mỹ dự kiến cũng sụt giảm trong báo cáo vào tuần tới.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp chìm trong sắc đỏ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (10/7).
Đáng chú ý, giá hai mặt hàng cà phê là Robusta và Arabica lao dốc lần lượt 3,4% và 2,5% so ngày hôm qua. Sự bùng nổ trong hoạt động xuất khẩu của các quốc gia sản xuất chính đã tạo sức ép lên thị trường. Chỉ số giá hàng hóa của cả ba nhóm hàng (trừ năng lượng) đều giảm, kéo chỉ số MXV-Index hạ 0,44%, xuống 2.259 điểm.