Khép lại phiên giao dịch hôm qua, sắc xanh áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp, trong đó giá hai mặt hàng cà-phê đã có phiên tăng thứ ba liên tiếp.
Nửa năm trở lại đây, giá cà-phê nội địa liên tục tạo thêm nhiều đỉnh mới và neo trên 100.000 đồng/kg. Điều này khiến cho nhiều nhà phân tích nhận định rằng, giá cà-phê Việt đã bước sang một chu kỳ giá hoàn toàn mới.
Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá hai mặt hàng cà-phê đã phục hồi sau phiên điều chỉnh giảm phiên cuối tuần trước với mức tăng lần lượt 5,1% của cà-phê Arabica và 4,3% của cà-phê Robusta, đưa giá hai mặt hàng này về mức 5.812 USD/tấn và 5.276 USD/tấn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 9/7, giá hai mặt hàng cà-phê tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, giá cà-phê Robusta bật tăng 6,58% lên 4.634 USD/tấn, là phiên tăng thứ 4 liên tiếp, vượt mức đỉnh lịch sử được thiết lập vào tháng. Giá cà-phê Arabica tăng 6,63% lên 5.510,45 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong 2 năm.
La Nina dự kiến thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, đây sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên thị trường cà-phê, từ đó đưa ra hai kịch bản giá vào cuối năm.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá cà-phê Robusta tăng 1,65%, lên trên 4.060 USD/tấn, trong khi cà-phê Arabica nghỉ Lễ Juneteenth. Lo ngại sản lượng cà-phê ở mức thấp trong niên vụ 2024-2025 vẫn là yếu tố nâng đỡ giá.
Giá cà-phê giảm 35.000 đồng/kg chỉ trong một tuần sau khi chạm đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, đà giảm dự kiến sẽ không kéo dài do lo ngại về nguồn cung vẫn còn.
Sản phẩm hiện nay được sản xuất ra không những phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng mà còn phải bảo đảm được yếu tố cảnh quan, bảo vệ môi trường… Chính vì vậy, Simexco Đắk Lắk không dừng lại với 2 chứng nhận này mà đang khẩn trương cùng với các huyện Krông Năng, Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Ana, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột mở rộng với tổng số gần 80.000 nông hộ, 100.000 ha với sản lượng 300.000 tấn đã kiểm tra việc tuân thủ theo quy định EUDR trong quý 3 năm 2024.
Brazil sẽ thay thế Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới nếu tình trạng sản xuất hiện tại vẫn duy trì. Trước nguy cơ đang hiện diện, chúng ta cần nhanh chóng bắt tay giải quyết các vướng mắc để giữ vững vị thế hiện có.
Ngày 2/4, giá cà-phê Robusta kỳ hạn tháng 5 trên Sở ICE US tăng vọt 5,29% lên 3.663 USD/tấn, thiết lập đỉnh mới trong vòng 30 năm. Cùng với đó, cà-phê Arabica cùng kỳ hạn trên Sở ICE EU cũng tăng mạnh 3,1%, chốt ở mức 4.359 USD/tấn, cao nhất trong vòng 3 tháng.
Giá cà-phê Robusta thế giới và Việt Nam liên tục thiết lập các mức đỉnh mới trong 3 tháng đầu năm 2024 do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Sang quý II, sự bổ sung cà-phê vụ mới từ Brazil và Indonesia dự kiến sẽ giúp hạ nhiệt đà tăng của giá.
Thời gian vừa qua, thông tin Việt Nam cố tình “găm hàng” đã góp phần đẩy giá cà-phê Robusta lên mức cao nhất trong vòng 30 năm. Tuy nhiên, theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đây chỉ là tin đồn tác động đến tâm lý thị trường. Tình hình khan hiếm nguồn cung tại các khu vực trồng cà-phê trọng điểm mới là yếu tố chính hỗ trợ cho giá Robusta.
Ngày 19/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành hàng cà-phê Tây Nguyên”.