Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hai mặt hàng cà-phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, mỗi một động thái thay đổi của EU về việc thi hành quy định EUDR đều đã tác động không nhỏ lên giá cà-phê thế giới và Việt Nam. Trong hai ngày 13-14/11 tới, EU sẽ đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định này. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dù khả năng nào xảy ra thì vẫn sẽ có hai kịch bản tương ứng cho giá cà-phê trong thời gian sau đó.
Nhóm nguyên liệu công nghiệp chứng kiến biến động trái chiều khi giá cà-phê Arabica và Robusta tiếp tục đi lên, trong khi giá ca-cao giảm nhẹ sau chuỗi tăng liên tục vào tuần cuối tháng 10.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 21/10, giá hai mặt hàng cà-phê đồng loạt suy yếu. Thị trường tiếp tục chịu sức ép từ thông tin cung-cầu cùng và áp lực từ tỷ giá.
Đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, giá hai mặt hàng cà-phê tăng phiên thứ ba liên tiếp. Nổi bật, giá cà-phê Robusta tăng 2,5%, lên 5.446 USD/tấn; giá cà-phê Arabica cũng nhích thêm 0,5% so tham chiếu lên 5.932 USD/tấn.
Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà-phê Robusta tăng phiên thứ ba liên tiếp, đưa giá giao dịch vượt 5.000 USD/tấn. Trong khi, giá cà-phê Arabica giảm nhẹ 0,2% so với tham chiếu.
Giá cà-phê tăng vọt ngay phiên đầu tuần. Theo đó, giá cà-phê Arabica tăng gần 4%, lấy lại những gì đã mất trong phiên cuối tuần trước; giá cà-phê Robusta tăng 2,5%, lên sát 4.900 USD/tấn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/9, trong khi toàn bộ các mặt hàng còn lại trong nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá thì hai mặt hàng cà-phê lại diễn biến ngược lại.
Theo MXV, đóng cửa phiên giao dịch 26/8, giá cà-phê Arabica thế giới tăng thêm 0,95%, lên mức cao nhất hai năm rưỡi trở lại đây, nối tiếp đà khởi sắc từ cuối tuần trước.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, toàn bộ 9 mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đều đồng loạt tăng giá. Trong đó, hai mặt hàng cà-phê “rủ nhau” lập đỉnh mới, nối dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp.
Kết phiên giao dịch ngày 7/8, giá cà-phê Arabica và Robusta tiếp đà tăng mạnh. Cụ thể, giá cà-phê Arabica nhảy vọt 4,39%, thiết lập mức cao nhất trong ba tuần; giá cà-phê Robusta cũng cao hơn 2,24% so tham chiếu, lên gần 4.500 USD/tấn. Tỷ giá USD/BRL thu hẹp và lo ngại nhiệt độ giảm tại Brazil đã đẩy giá đi lên.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Sau khi tăng 4 phiên liên tiếp và vượt mức đỉnh lịch sử được thiết lập hồi tháng 4, trong phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà-phê Robusta đảo chiều giảm gần 3,4%.
Giá hai mặt hàng cà-phê tăng vọt ngay phiên giao dịch đầu tuần. Trong đó, giá cà-phê Arabica tăng 2,38%, lên 5.167,63 USD/tấn. Giá cà-phê Robusta tăng 3,89% lên 4.348 USD/tấn, là phiên khởi sắc thứ ba liên tiếp. Thị trường tập trung vào lo ngại thiếu hụt nguồn cung cà-phê tại Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7, giá cà-phê Arabica giảm 0,86% về mức 4.957,09 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà-phê Robusta kết phiên trái chiều tăng 1,40% lên 4.067 USD/tấn.
Kết thúc phiên giao dịch 26/7, giá hai mặt hàng cà-phê đồng loạt giảm. Trong đó, giá cà-phê Arabica giảm 2,16% về mức 4,946 USD/tấn, giá cà-phê Robusta giảm 1,41% về 4,059 USD/tấn.
Giá ca-cao giảm gần 11%, về mức thấp nhất trong hơn 1 tháng qua. Việc giá ca-cao đã neo ở mức quá cao trước đó đã gây sức ép lên khả năng thanh khoản, khiến nhiều nhà đầu cơ phải thanh lý các hợp đồng.
Giá cà-phê, ca cao tiếp tục ghi nhận lực mua tích cực, và là động lực tăng chính của nhóm nguyên liệu công nghiệp trong suốt giai đoạn vừa qua. Đóng cửa hôm qua 15/4, giá ca cao tăng thêm 0,8%, thiết lập mức đỉnh mới lịch sử tại 10.559 USD/tấn.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp diễn biến trái chiều trong ngày hôm qua. Cà-phê, ca-cao tiếp tục là các mặt hàng đón nhận lực mua tích cực. Trong khi đó, giá bông, đường, cao-su đồng loạt suy yếu.
Sau khi dùng thử cà-phê Việt Nam, nhiều nhà nhập khẩu của Algeria cho biết sẽ đến Việt Nam gặp gỡ đối tác ngay sau tháng Ramadan (khoảng giữa tháng 4/2024).
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (11/1), lực mua chiếm ưu thế và giá hàng hóa nguyên liệu diễn biến tương đối phân hóa. Sắc xanh của hàng loạt mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp và năng lượng đã đẩy chỉ số MXV-Index tăng 0,4% lên 2.105 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức trên 5.300 tỷ đồng.
Có thể nói, 2023 là một năm “được giá” của ngành cà-phê Việt Nam, trong đó, tháng 9 giá đã lên đỉnh lịch sử với 68.500 đồng/kg. Dự kiến, sang năm 2024, nguồn cung cà-phê nước ta sẽ trở thành tiêu điểm của thị trường. Do đó, doanh nghiệp Việt cần sớm có chiến lược để “làm chủ giá”.
Hiện nay, thay vì chỉ có một hình thức trực tiếp như trước, người tham gia có thể đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia với quy trình được tự động hóa mức độ cao; hoặc trên ứng dụng trực tuyến của một số ngân hàng bảo đảm giao dịch nhanh gọn, thuận tiện.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 3/4-9/4, diễn biến giá phân hóa khiến chỉ số MXV-Index chốt tuần chỉ tăng nhẹ 0,57% lên 2.318 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 4.100 tỷ đồng mỗi phiên.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục duy trì đà tăng với mức tăng nhẹ 200 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước được thu mua trong khoảng giá 47.900-48.300 đồng/kg. Đi sát diễn biến giá thế giới, giá cà phê nội địa cũng liên tục tăng mạnh trong tuần này. So với hồi đầu tuần, giá cà phê đã tăng đến 1.000 đồng/kg.