Hãy giữ hồ Hoàn Kiếm mãi là không gian văn hóa

Các loại thực phẩm, gian hàng tạp hóa nối tiếp nhau bày bán hàng, trong đó có không ít quầy bán quần áo “đại hạ giá” giống như những “phiên chợ” ở những vùng quê.
0:00 / 0:00
0:00
Để người dân xứng đáng được hưởng những giá trị thật từ không gian phố đi bộ Hồ Gươm chứ không phải không gian như những phiên chợ "nhếch nhác" làm xấu đi hình ảnh Hồ Gươm trong mắt du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: VGP)
Để người dân xứng đáng được hưởng những giá trị thật từ không gian phố đi bộ Hồ Gươm chứ không phải không gian như những phiên chợ "nhếch nhác" làm xấu đi hình ảnh Hồ Gươm trong mắt du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: VGP)

Đó là những gì diễn ra tại không gian phố đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), phía đường Lê Thái Tổ trong một số sự kiện diễn ra gần đây.

Đã từ rất lâu, hồ Hoàn Kiếm được người dân coi là trái tim của Thủ đô Hà Nội, là “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn cũng được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nhắc lại như vậy để thấy rằng, hồ Hoàn Kiếm được định vị là không gian văn hóa, thậm chí là không gian văn hóa linh thiêng, nơi có truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm Rùa thần.

Đây không phải lần đầu cảnh tượng bán hàng lộn xộn diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Cách đây ít ngày, khách tham quan trong và ngoài nước cũng đã có một phen chướng mắt khi chương trình Ngày hội Sản phẩm Quảng Nam diễn ra tại không gian này. Trái với suy nghĩ của nhiều người, chỉ có một số đặc sản đất Quảng, còn lại rất nhiều sản phẩm của các địa phương khác được bày bán tràn lan, trong những gian hàng được dựng lên tạm bợ, tạo cảnh tượng nhếch nhác bên hồ Hoàn Kiếm.

Ngoài những “phiên chợ” này, một số sự kiện thể thao, thương mại khác tổ chức tại khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng gây phiền nhiễu cho khách tham quan. Bởi lẽ, các chương trình, nhất là các chương trình thể thao thường có sự tham gia của các nhãn hàng tài trợ.

Do thiếu quản lý, nhiều gian hàng của các nhà tài trợ bán cả những loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, mở loa inh ỏi “tra tấn” khách tham quan suốt ngày đêm, từ chiều thứ sáu đến tận chiều chủ nhật.

Đã từ rất lâu, hồ Hoàn Kiếm được người dân coi là trái tim của Thủ đô Hà Nội, là “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn cũng được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nhắc lại như vậy để thấy rằng, hồ Hoàn Kiếm được định vị là không gian văn hóa, thậm chí là không gian văn hóa linh thiêng, nơi có truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm Rùa thần.

Thành phố Hà Nội đã tổ chức hồ Hoàn Kiếm thành không gian đi bộ vào cuối tuần, với mục đích kiến tạo một không gian văn hóa, một điểm đến du lịch. Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch tại đây đã góp phần tôn vinh nét đẹp hồ Hoàn Kiếm. Bản thân khách du lịch trong nước và quốc tế, người dân Thủ đô đến đây để thưởng ngoạn không gian văn hóa chứ không phải đi mua sắm cho bữa tối, hay để mua quần áo giá rẻ.

Bởi thế, việc lạm dụng tổ chức các hoạt động thương mại, hội chợ, nhất là khu vực phía phố Lê Thái Tổ có thể đáp ứng nhu cầu một số khách hàng, vừa dạo hồ Hoàn Kiếm, vừa tranh thủ đi chợ cho đỡ tốn thời gian, nhưng lại làm ảnh hưởng đến nhiều người khác. Thậm chí, việc thiếu quản lý còn gây “ô nhiễm” cho môi trường văn hóa.

Chưa kể, hàng chục, có khi hàng trăm gian hàng quây kín cả một đoạn phố dài còn khiến khách tham quan không thể thưởng thức vẻ đẹp hồ Hoàn Kiếm, mà đi trong tiếng nhạc xập xình, tiếng gào lên quảng cáo bán hàng và nồng nặc mùi thức ăn từ hàng quán.

Việc lạm dụng tổ chức các hoạt động thương mại, hội chợ, nhất là khu vực phía phố Lê Thái Tổ có thể đáp ứng nhu cầu một số khách hàng, vừa dạo hồ Hoàn Kiếm, vừa tranh thủ đi chợ cho đỡ tốn thời gian, nhưng lại làm ảnh hưởng đến nhiều người khác. Thậm chí, việc thiếu quản lý còn gây “ô nhiễm” cho môi trường văn hóa.

“Mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời…”, bài hát nói lên niềm tự hào của người Hà Nội khi nói về hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội không thiếu các không gian để tổ chức họp chợ, kinh doanh thương mại. Nhưng không gian văn hóa như hồ Hoàn Kiếm chỉ có một mà thôi.

Đừng “bôi bẩn” không gian linh thiêng của di tích hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô yêu dấu bằng sự lộn xộn của những quầy hàng rẻ tiền. Hãy giữ hồ Hoàn Kiếm mãi là một không gian văn hóa cho Thủ đô và đất nước.