Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên

NDO - Ngày 31/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học tổ chức, cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương, phối hợp với Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên trong tình hình mới”.
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các ban Đảng Trung ương cùng các đồng chí Phan Thăng An, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đặng Văn Dũng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì hội thảo. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số các bộ, ban, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương cùng các nhà khoa học, nghiên cứu, lý luận.

Hơn 39 tham luận và các ý kiến phát biểu tại hội thảo đã thống nhất nhận định, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực vẫn còn hạn chế; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp. Việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp với biểu hiện ngày càng tinh vi, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ… Nguyên nhân chính xuất phát từ sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống nhũng, tiêu cực trong tình hình mới, nhiều đại biểu cho rằng, trước hết cần tập trung vào việc nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng liêm chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo sức đề kháng mạnh mẽ cho mỗi cán bộ, đảng viên, tránh bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất.

Cùng đó, các cấp ủy đảng, chính quyền nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để cán bộ, đảng viên không thể tham nhũng. Rà soát các quy trình trong công tác cán bộ, đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có năng lực và bản lĩnh vững vàng.

Nhiều đại biểu góp ý cần xây dựng các quy định, quy chế về công tác cán bộ, nhất là quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Chú trọng xây dựng văn hóa công vụ đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Từ kinh nhiệm cơ sở, một số ý kiến cho rằng phải nên cao vai trò lãnh đạo của Ban Thường vụ cấp ủy, Ban Cán đảng các ngành, trước hết là người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nêu cao vai trò phát hiện tham nhũng, tiêu cực của các cấp ủy đảng ở cơ sở. Quan tâm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tham gia các kế hoạch, chương trình phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương. Thực hiện nghiêm quy định về người đứng đầu cấp ủy, đơn vị không phải là người địa phương. Có ý kiến đề nghị ngoài xây dựng văn hóa liêm chính trong đội ngũ thì cần đẩy mạnh cải cách tiền lương nhằm bảo đảm thu nhập, đời sống cho cán bộ, đảng viên.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các tỉnh, thành phố; quan tâm công tác đào tạo và chính sách đối với cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực