Chương trình đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt THQG đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước; góp phần tăng giá trị THQG bình quân 20%/năm và có hơn 1.000 sản phẩm đạt THQG. Đồng thời, mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt THQG được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Việc xét chọn sản phẩm đạt THQG được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm chẵn. Doanh nghiệp sẽ bị xem xét hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt THQG trong các trường hợp gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu trong quá trình xây dựng, nộp hồ sơ tham gia chương trình; gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh và THQG…
Phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) từ năm 2020 đến 2030 và ban hành quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình này.