Thu hái chè tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. (Ảnh THANH HÀ)

Liên kết vùng và chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Trung du và miền núi phía bắc là khu vực giàu tiềm năng, lợi thế về kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản tại các địa phương còn nhiều hạn chế. Nâng cao năng lực sản xuất, liên kết vùng; chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử… là “đòn bẩy” để quảng bá và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp trong toàn vùng.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Quảng Ninh được người tiêu dùng đón nhận.

Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Những năm qua, cùng với Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tỉnh Quảng Ninh có nhiều giải pháp cụ thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng cường mở rộng thị trường và đẩy mạnh liên kết trong tiêu thụ.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tiếp xúc cử tri huyện Hải Hà

Ngày 9/10, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri huyện Hải Hà (Quảng Ninh) để thông báo nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; kết quả giải quyết và trả lời các kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5 và lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Hơn 100 nghìn cá giống các loại đã được thả xuống lòng hồ thủy điện Sông Tranh.

Sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện

Quảng Nam là một trong những tỉnh ở khu vực miền trung có nhiều công trình thủy điện; thời gian qua, hàng chục nghìn hộ dân phải di dời nhà ở, nhường đất để xây dựng thủy điện. Do vậy, địa phương đã có nhiều giải pháp, chương trình sinh kế nhằm giúp người dân lưu vực các hồ thủy điện có việc làm, tăng thu nhập và sớm ổn định cuộc sống.
Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH, ông Phạm Văn Công ở xã Sơn Lang, huyện Kbang (Gia Lai) đầu tư trồng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đồng hành cùng người nghèo

Hơn 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, những chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho công tác xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân sinh trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần củng cố lòng tin của người nghèo vào đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên.
Mô hình của chị Thư đoạt Giải nhì trong cuộc thi về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Phụ nữ Bến Tre phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Từ rác thải trong sinh hoạt gia đình, rơm, cỏ trong sản xuất nông nghiệp đã được chị Nguyễn Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Phú Trung (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) biến thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất với mô hình “Rác thải thành dinh dưỡng”. Mô hình này không chỉ cải thiện môi trường mà còn nâng cao chất lượng sống, dinh dưỡng cho hộ gia đình bằng việc sử dụng thực phẩm sạch.

Giống cà chua vô hạn, chịu nhiệt có thể cho thu hoạch liên tục tới 18 tháng, năng suất cao, chất lượng tốt được trồng ở vùng chuyên canh của thị xã Sa Pa (Lào Cai).

Nông dân Sa Pa vượt dịch phát triển sản xuất

Đường phố thị xã Sa Pa mùa dịch Covid-19 vắng lặng du khách, ra vùng ngoại thị Ô Quý Hồ, Hàm Rồng và xa hơn là các xã Mường Hoa, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn vẫn mướt xanh su su, cà chua, rực rỡ hoa ly, hoa hồng và những chuyến xe tải chở nông sản nối đuôi nhau cung ứng cho người tiêu dùng ở các thành phố, khu công nghiệp miền xuôi.