Làng cổ Nhạn Nga Giới. (Ảnh: HỒ QUÂN)
Làng cổ Nhạn Nga Giới. (Ảnh: HỒ QUÂN)

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc

NDO - Giống như các địa phương khác ở Trung Quốc, tỉnh Hồ Nam có những làng cổ với hàng trăm năm lịch sử, còn lưu giữ nhiều nét truyền thống mang đậm văn hóa bản địa. Chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương đã phát huy hiệu quả mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa để thoát nghèo và phát triển bền vững.

Làng cổ với nhiều di tích lịch sử và văn hóa

Các thôn làng của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nằm trên núi cao hàng trăm mét so mực nước biển, bao quanh là non xanh nước biếc, mây mù giăng phủ, càng trở nên nổi bật với kiểu kiến trúc độc đáo nhà gỗ mái ngói đen viền trắng, thường được ví như “tiên cảnh dưới trần gian”.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 1

Biểu diễn "múa ghế đầu rồng" độc đáo tại làng cổ Nhạn Nga Giới.

Làng cổ Nhạn Nga Giới ở huyện Tự Phố, thành phố Hoài Hóa với lịch sử hơn 360 năm, hiện vẫn bảo tồn được hơn 20 ngôi nhà gỗ cổ xưa với diện tích khoảng 6.000m2, đường làng được lát đá hoa cương màu xanh.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 2
Một góc làng cổ Kinh Bình. (Ảnh: HỒ QUÂN)

Còn theo tư liệu lịch sử và khảo cổ, làng cổ Kinh Bình, huyện Trung Phương đã có hoạt động của con người từ thời kỳ đồ đá cách đây hơn 50.000 năm trước.

Hiện nay, ngôi làng này vẫn bảo tồn được hơn 20 điểm di tích khảo cổ như: di chỉ thời kỳ đồ đá, tường thành thời Chiến quốc, quần thể mộ cổ thời Chiến quốc, giếng cổ thời Đường...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 3

Tái hiện hôn lễ thời xưa của người dân làng cổ Kinh Bình. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Không chỉ bảo tồn các điểm di tích lịch sử-văn hóa, các làng cổ còn lưu giữ các phong tục, tập quán từ xa xưa và phát triển các nghề thủ công như: thêu, làm nón, chế tác đồ bạc trang sức, nấu rượu...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 4

Nghề thêu truyền thống còn được lưu giữ. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 5
Các sản phẩm truyền thống của làng cổ Nhạn Nga Giới. (Ảnh: HỒ QUÂN)
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 6

Trình diễn trang phục truyền thống. (Ảnh: HỒ QUÂN)

Chung tay phát triển du lịch

Để bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử, nghề thủ công truyền thống, cũng như giúp người dân làm giàu ngay tại thôn làng của mình, những năm gần đây, chính quyền địa phương đã mời gọi các doanh nhân là những người dân làng lập nghiệp ở xa trở về quê hương đầu tư phát triển du lịch với tiêu chí “ích thôn lợi nhà”. Nhiều mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm đã được hình thành và phát triển.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 7
Nhiều du khách xem kịch truyền thống tại làng cổ Kinh Bình. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Làng cổ Nhạn Nga Giới chú trọng mô hình du lịch trải nghiệm với điểm nhấn là giới thiệu các nghề truyền thống như nấu rượu, bật bông, thêu..., tổ chức chợ phiên giới thiệu sản phẩm văn hóa, món ăn truyền thống...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 8

Bán các đồ thủ công truyền thống qua thương mại điện tử. (Ảnh: HỒ QUÂN)

Không chỉ trực tiếp giới thiệu sản phẩm văn hóa-du lịch cho du khách đến tham quan, người dân ở đây còn giới thiệu sản phẩm trực tuyến qua các nền tảng mạng xã hội và bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như Taobao, Jingdong, Tianmao...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 9

Biểu diễn kịch truyền thống. (Ảnh: HỒ QUÂN)

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa làng cổ ở Trung Quốc ảnh 10

Cầu kính giúp du khách ngắm nhìn các ngôi làng từ trên cao.

Các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng hạ tầng du lịch tạo điểm nhấn, thiết kế các tuyến tham quan, sản phẩm du lịch, tổ chức quảng bá thương hiệu điểm đến, nâng tầm và tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm truyền thống, bảo đảm sự bền vững của chuỗi ngành nghề du lịch.

Mô hình “văn hóa+du lịch” đã trở thành chìa khóa giải quyết bài toán bảo tồn văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống người dân, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, từ đó đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

back to top