Chăn thả cừu trên đồng cỏ ở Torshavn, Đan Mạch. Ảnh: istock/photosvit

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy đã phát triển nhiều sáng kiến giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi, qua đó xây dựng chiến lược lâu dài, bền vững cho nông sản trong nước.
Vải tươi từ Lục Ngạn, Bắc Giang được bày bán tại siêu thị Gourmet Market ở Bangkok. (Ảnh: XUÂN SƠN)

Vải thiều Bắc Giang tiếp tục được đón nhận tích cực tại Thái Lan

Vải thiều tươi từ vùng trồng Lục Ngạn, Bắc Giang tiếp tục được tập đoàn The Mall Thái Lan tin tưởng đưa vào chuỗi siêu thị Gourmet Market. Đây là năm thứ hai liên tiếp The Mall Thái Lan đưa trái vải của Việt Nam vào bán trong các trung tâm thương mại lớn của tập đoàn ở thủ đô Bangkok để phục vụ thực khách thập phương.
Diện tích cao su đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.
Livestream bán hàng nông sản có thể thu được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên.

Livestream bán hàng: Thêm “lối ra” cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livestream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.
Minh bạch nguồn gốc tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Minh bạch nguồn gốc tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Chất lượng và nguồn gốc của nông sản lâu nay luôn là vấn đề nóng trong tiêu dùng và giao thương, đặc biệt với xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu nông sản vẫn luôn là một “điểm sáng” và góp phần duy trì nguồn thu lớn cho nền kinh tế, với những thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và những hiệp định FTA mới được ký kết.
Sản phẩm kẹo cu đơ Bà Hường (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng

Nỗ lực đưa nông sản Việt vươn xa

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương về các sản phẩm nông nghiệp, thủ công, chăn nuôi..., thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã ban hành, thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu .
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper phát biểu tại sự kiện.

Mở rộng quan hệ thương mại nông sản Việt Nam-Hoa Kỳ

Nhằm chúc mừng sự kiện Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức Lễ hội tiệc nướng Mỹ vị Hoa Kỳ United Tastes. Sự kiện đã giới thiệu thực phẩm, đồ uống, nông sản và văn hóa Mỹ tới các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ, khách sạn, nhà hàng và đầu bếp tại Việt Nam.
Vải thiều Thanh Hà được bán tại siêu thị ở Paris (Pháp). (Ảnh: TTXVN)

Định danh nông sản Việt trên thị trường thế giới

Từ vị trí là một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới, nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định được thương hiệu nhờ nỗ lực định danh thương hiệu và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Sầu riêng được tập kết tại một doanh nghiệp ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), chờ đóng thùng xuất đi Trung Quốc.

Chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc

Thông tin sầu riêng tươi được xuất sang thị trường Trung Quốc từ ngày 27/7 làm nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng rất phấn khởi. Chính quyền địa phương và nông dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đã chuẩn bị các thủ tục về mã code vùng trồng cũng như các điều kiện khác để những lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tiềm năng này.