Việc ký các thỏa thuận vay này tiếp tục đánh dấu mốc quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường quan hệ hợp tác, đối ngoại Việt Nam-Nhật Bản
Theo đó, Nhật Bản dành khoản vay 50 tỷ yên (tương đương 8.750 tỷ đồng) cho chương trình “Hỗ trợ ngân sách chung để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam hậu đại dịch Covid-19”; 6,244 tỷ yên (tương đương 1.093 tỷ đồng) cho dự án “Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương” và 4,739 tỷ yên (tương đương 829 tỷ đồng) cho dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1)”.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, nhất là tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, song những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 âm thầm nhưng làm suy yếu khả năng phục hồi của nhiều nguồn lực kinh tế-xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng lên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và người lao động.
Đại diện hai bên Việt Nam-Nhật Bản ký Thỏa thuận vay ODA. |
“Với một nền kinh tế mở như Việt Nam (tỷ trọng thương mại quốc tế/GDP khoảng 180%), trong bối cảnh tăng trưởng thế giới chậm lại, sức cầu toàn cầu sụt giảm, căng thẳng trong khu vực tài chính và lạm phát cao tại các nền kinh tế lớn, để bảo vệ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, duy trì thành tích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển xã hội, các thách thức mà Chính phủ Việt Nam phải đương đầu vẫn còn ở phía trước.
Khoản hỗ trợ ngân sách chung 50 tỷ yên nhằm cung cấp cho Chính phủ Việt Nam nguồn vốn ưu đãi cao để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ hậu Covid-19 đã được Quốc hội thông qua.
Ông Sugano Yuichi, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam.
Tăng trưởng GDP của quý I và nửa đầu năm 2023 ghi nhận ở mức thấp (3,32% và 3,72%), cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy chi tiêu công của Chính phủ để kích thích nền kinh tế. Khoản hỗ trợ ngân sách chung 50 tỷ yên nhằm cung cấp cho Chính phủ Việt Nam nguồn vốn ưu đãi cao để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ hậu Covid-19 đã được Quốc hội thông qua”, ông Sugano Yuichi, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam phát biểu.
Dự án này do Bộ Tài chính thực hiện.
Còn dự án “Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương”, được kỳ vọng sẽ giảm bớt ùn tắc giao thông và tăng cường kết nối giữa các thành phố thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nối thành phố mới Bình Dương và nhà ga Suối Tiên của tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương. Dự án này đóng góp vào Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 9 (Công nghiệp, Đổi mới và Cơ sở hạ tầng).
Dự án do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương thực hiện.
Việt Nam và Nhật Bản nhất trí về các phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập Tầm nhìn trung và dài hạn trong Hợp tác Nông nghiệp Việt Nam-Nhật Bản (Giai đoạn 1: 2015-2019, Giai đoạn 2: 2020-2024) nhằm tăng cường chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam. Tầm nhìn đưa ra các sáng kiến cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến nông nghiệp và tỉnh Lâm Đồng là một trong những khu vực kiểu mẫu trong tầm nhìn này.
Dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng (Giai đoạn 1)” được thành lập nhằm bước đầu chuyển đổi ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng lưới đường bộ (để tăng cường vận chuyển nông sản), hệ thống thủy lợi và Trung tâm thu mua hoa, hướng tới mục tiêu cao hơn là nâng cao thu nhập cho người nông dân và đẩy mạnh công nghiệp hóa ngành nông nghiệp.
Dự án này sẽ đóng góp vào SDG số 2 (Không còn nạn đói) và số 12 (Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm). Dự án là một mô hình quan trọng trong hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện.