Nhân bản chuột vô tính bằng tế bào đông lạnh 16 năm

Những con chuột nhân bản vô tính được tạo ra từ tế bào não chuột đông lạnh.
Những con chuột nhân bản vô tính được tạo ra từ tế bào não chuột đông lạnh.

Cho đến nay, việc nhân bản chỉ thành công khi sử dụng các tế bào tươi sống và chuyển DNA của chúng vào trứng của đối tượng. Các chuyên gia tin rằng việc sử dụng tế bào đông lạnh trong nhân bản vô tính không thể thành công do môi trường lạnh phá hủy DNA.

Mặc dù vậy, chuyên gia nhân bản chuột Teruhiko Wakayama và các đồng sự tại Trung tâm phát triển công nghệ sinh học, Viện nghiên cứu RIKEN, Yokohama, Nhật Bản đã nhân bản thành công những con chuột dù tế bào đông lạnh ở nhiệt độ - 200C.

Như vậy, những công nghệ di chuyển hạt nhân có thể được ứng dụng để phục hồi lại những động vật hoặc lưu trữ những bộ gen có giá trị từ các mô đông lạnh trong một thời gian dài mà không cần ứng dụng bảo quản lạnh công nghệ cao (Thí dụ, muốn bảo quản tinh trùng, người ta phải trữ trong điều kiện lạnh -1960C).

Nhóm nhà khoa học của Wakayama đã dùng kỹ thuật di chuyển hạt nhân cổ điển để tạo ra các con chuột nhân bản. Các công đoạn bao gồm lấy đi nhân của một tế bào trứng và thay thế nó bằng nhân của một tế bào thường của động vật cần nhân bản.

Khi quá trình này hoàn tất với hóa chất hoặc kích hoạt điện thích hợp, trứng bắt đầu phân chia tương tự như khi được thụ tinh.

Kỹ thuật nhân bản động vật bằng phương pháp di chuyển nhân tế bào mở ra cơ hội bảo tồn các loài động vật có vú đang trong nguy cơ tuyệt chủng cao.

Chẳng hạn với loài voi ma-mút, người ta tìm thấy xác của chúng đông lạnh từ cách đây 40 nghìn năm. Việc nhân bản vô tính chúng có thể thực hiện được nếu như tìm được trứng của loài nhận phù hợp.

Trà Cổ
Theo BBC và Tân Hoa xã