Đội ngũ trí thức, nhà khoa học công an đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Vai trò và vị thế của đội ngũ trí thức, nhà khoa học ngày càng được khẳng định, nhất là trong công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, chiến lược và lịch sử.
Sáng 9/10, tại thành phố Đà Nẵng, chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế IEEE về Đo lường và Ứng dụng Anten 2024 (IEEE CAMA 2024) với sự tham dự của 150 đại biểu quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các diễn giả, nhà khoa học và sinh viên.
Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Theo đó, Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.
Ngày 14/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh đã phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: "Phát huy trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là một nhà lãnh đạo, một chính khách nổi tiếng được nhân dân cả nước kính trọng và bạn bè quốc tế nể phục vừa là một nhà khoa học, nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Tổng Bí thư đã có nhiều cống hiến to lớn về mặt lý luận với nhiều tác phẩm có giá trị.
Trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, trưa 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã Tọa đàm ăn trưa với các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Ngày 14/5, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt tri ân, tôn vinh các chuyên gia, nhà khoa học trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).
Trong giới khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là chuyên ngành văn học cổ, cũng như trong phê bình văn học hiện đại, Giáo sư Mai Quốc Liên (trong ảnh) là một tên tuổi rất đáng chú ý. Giáo sư được xem là một trong số ít ngòi bút uyên bác, có nhiều kiến giải mới mẻ về những vấn đề tưởng đã quen thuộc. Ham đọc, trí nhớ tốt, hiểu sâu và rộng cả cổ kim đông tây, sát thời cuộc, nên ông được nhiều người khâm phục, vị nể, quý trọng.
Chiều 29/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, diễn ra Hội nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.
Chiều 29/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Bác sĩ A.Yersin gắn bó với mảnh đất Nha Trang như chính quê hương ruột thịt của mình. Đáp lại, người dân nơi này cũng thường trìu mến gọi ông là Ông Năm, theo cách gọi thân thiết của người Việt Nam.
Ngày 12/10, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên, nâng tầm Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học-Euréka”.
Ngày 4/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia đóng góp ý kiến chung quanh các quy định tại điều, khoản, mục của dự thảo luật.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, Việt Nam là một quốc gia có nhiều khó khăn, điều kiện để thu hút, hấp dẫn có thể chưa bằng các nước phát triển, nhưng các nhà khoa học vẫn nhiệt thành đến với Việt Nam, vì tình yêu, sự cảm mến không điều kiện, rất chân thành và tự nhiên. Sức hút của Việt Nam có lẽ đến từ văn hóa, từ những nụ cười, từ niềm lạc quan, bằng lòng hòa hiếu, mến khách, sự cầu thị học hỏi, và đến từ những con người yêu nước nồng nàn, coi trọng các giá trị vững bền.
Để giảm ràng buộc về thủ tục hành chính, chứng từ chi tiêu giúp các nhà khoa học tập trung nghiên cứu khoa học, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã đề cập việc áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn khoán chi đối với nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng toàn bộ hoặc một phần ngân sách nhà nước. Theo đó, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ có thể được khoán chi toàn bộ kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Giáo sư về năng lượng và biến đổi khí hậu Frank Jotzo, Đại học Quốc gia Australia, có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ngày 1/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã chủ trì cuộc làm việc với Hội Nữ trí thức Việt Nam, Hội Hữu nghị hai bên Việt Nam và Mông Cổ, bàn về hợp tác giữa các nhà khoa học và kỹ sư nữ Việt Nam và Mông Cổ.
Chiều 17/5, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 nhằm tôn vinh các nhà khoa học, khẳng định kết quả nghiên cứu khoa học của cộng đồng các nhà khoa học của Học viện.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể gây ra mối đe dọa khẩn cấp hơn cả biến đổi khí hậu. Đây là nhận định mới được nhà khoa học Geoffrey Hinton - người được biết đến là một trong những “cha đẻ” của AI đưa ra.
Để phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ trí thức, thời gian qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, đồng thời đã hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng thực hiện nhiều giải pháp, chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ.
Ngày 18/3, phát biểu tại buổi gặp mặt của Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng mong muốn các thành viên tăng cường huy động nguồn lực và trí tuệ đóng góp vào sự phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam.
Ngày 16/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có bài phát biểu tại Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sáng 16/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện ra rằng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên và sự biến thiên nội sinh đã làm tăng tần suất xảy ra hiện tượng El Nino cực đoan và El Nino Trung Thái Bình Dương kể từ năm 1980.
Ðào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học không ngừng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên. Trong đó, Ðại học Quốc gia Hà Nội với vị trí "đầu tàu" đã không ngừng triển khai các cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng người tài, có năng lực, tạo đột phá trong phát triển đội ngũ.
Tạp chí Cancers công bố công trình nghiên cứu của nhóm Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Xuân, Đại học Hiroshima, chứng minh hợp chất được tinh chế từ vỏ trấu có tác dụng ức chế tế bào ung thư....
Trong top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 2 đại diện là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn và Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với ý chí và quyết tâm cao, chúng tôi luôn nỗ lực, vững tin vào con đường đi lên của mình, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và mong muốn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế và của tất cả các nhà khoa học, Chủ tịch nước khẳng định tại buổi tiếp các nhà khoa học quốc tế tại Phủ Chủ tịch, chiều 16/9.