Ngày 26/10, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng các ngân hàng trung ương nên tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cho đến khi lãi suất đạt được mức "trung tính", song thừa nhận trong hầu hết các trường hợp tương tự, rất khó để đạt đến mục tiêu này.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, các ngân hàng trung ương phải hành động dứt khoát để đưa lạm phát về mức mục tiêu, trong bối cảnh chỉ số kinh tế quan trọng này hiện lên cao nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, để giảm lạm phát và duy trì môi trường tài chính ổn định là thách thức lớn, khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều nước đang làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 với mục tiêu chính là phát triển thị trường theo hướng bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng hàng hóa và nền tảng cơ sở của thị trường, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý và điều hành thị trường.
Sắc xanh đã trở lại trên sàn chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch 28/9 khi các chỉ số chủ lực đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) can thiệp vào thị trường trái phiếu Anh để trấn an nhà đầu tư.
Việc các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đồng loạt tăng lãi suất sẽ gây thêm nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Đây là cảnh báo vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương công bố lãi suất ở mức cao nhất kể từ năm 1970.
Ngày 22/8, giá trị đồng USD so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ đã chạm mức cao nhất trong 5 tuần trở lại đây, sau khi có thêm một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh tín hiệu sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngân hàng trung ương các nước Australia, Singapore, Malaysia và Nam Phi ngày 2/9 cho biết sẽ tiến hành thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới bằng đồng tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành (CBDC), nhằm đánh giá tính kinh tế và tiện lợi mà nó mang lại cho các hoạt động giao dịch.