Tại hội nghị "Triển khai thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực việc làm năm 2023" mới đây, đại diện lãnh đạo Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), cũng thừa nhận thị trường lao động Việt Nam mặc dù đang phục hồi và phát triển nhưng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và hạn chế.
Chất lượng nguồn cung lao động hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Thể hiện ở số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp (năm 2022, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 26,2%),
Nổi bật là, vấn đề chất lượng nguồn cung lao động hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Thể hiện ở số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp (năm 2022, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 26,2%), chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường. Hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề khiến lao động khó có được việc làm bền vững và chuyển dịch linh hoạt trong một thị trường lao động đang biến chuyển không ngừng.
Đồng thời, nền kinh tế cũng chưa đủ "hiện đại", chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động.
Doanh nghiệp phỏng vấn người lao động tại phiên giao dịch việc làm tháng 3/2023 ở Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang). |
Điều đó thể hiện rõ ở những con số, khi tổng số lao động đang làm việc hiện nay là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 27,5%); khu vực công nghiệp và xây dựng 17,0 triệu người (chiếm 33,6%); khu vực dịch vụ 19,7 triệu người (chiếm 38,9%). Trong đó, gần 34 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm 65,6% tổng số lao động có việc làm.
Bên cạnh đó còn có sự mất cân đối cung-cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, khu vực, ngành nghề kinh tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có nơi doanh nghiệp tìm người không ra, có nơi lại cắt giảm lao động…
Tại hội nghị "Triển khai thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực việc làm năm 2023", Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhận định, năm 2023, dự báo thị trường lao động chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn và các nước ứng xử rất khác nhau, cho nên việc sản xuất, kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Tình hình lạm phát ở các nước đang đẩy giá nguyên vật liệu tăng cao, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cũng là nguyên nhân dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, gây khó khăn cho việc sản xuất, nhất là trong các ngành chế biến, chế tạo.
Vì vậy, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các địa phương phải nắm bắt tình hình biến động của thị trường lao động; nhất là tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời có những biện pháp kết nối cung-cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng đề nghị, Trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa phương cần tăng cường các hoạt động thu thập, cung cấp thông tin, kết nối cung-cầu lao động, giới thiệu việc làm cho người lao động. Chủ động, tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nâng cao chất lượng hoạt động vay vốn; lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chương trình, dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng phi nông nghiệp...; ưu tiên cho vay đối với lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thanh niên, phụ nữ nông thôn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, kết nối cung-cầu lao động, việc quản lý sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ việc làm. Nhận định rõ, cơ chế kết nối cung-cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các địa phương phải nắm bắt tình hình biến động của thị trường lao động; nhất là tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời có những biện pháp kết nối cung-cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Qua những kiến nghị, trao đổi của các đại biểu tại hội nghị, Cục trưởng Việc làm Vũ Trọng Bình cũng đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tạo điều kiện để trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc tích cực thực hiện nhiệm vụ, kết nối với các trung tâm dịch vụ việc làm trên toàn quốc để phát triển thị trường lao động. Giao Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp những vướng mắc của các trung tâm dịch vụ việc làm đã thực hiện tự chủ tài chính báo cáo Cục Việc làm có giải pháp tháo gỡ.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang soạn thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi). Một trong 4 nhóm chính sách quan trọng của dự thảo Luật này là hướng tới hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động. Mục tiêu là mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm chính sách này là công cụ quản trị thị trường lao động.