Sau đó, chủ của tài khoản mạng xã hội phát đoạn clip dẫn dắt người dân mua thực phẩm chức năng. Ðáng chú ý, đây không phải lần đầu mà đã có khá nhiều trang cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ sử dụng những từ khóa "bác sĩ viện 108", "bệnh viện 108" để quảng cáo và thu hút bệnh nhân. Mới đây nhất, một chuyên gia đầu ngành về tim mạch chia sẻ việc có người mạo danh chính mình liên hệ qua điện thoại để quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Việc mạo danh, lấy thương hiệu "bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" hay bất cứ một người thầy thuốc nào để trục lợi cá nhân, bán các thực phẩm chức năng, thuốc, sách... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, tạo nhận thức lệch lạc trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng; đồng thời, làm ảnh hưởng đến uy tín của các đơn vị, cá nhân. Qua phương tiện thông tin đại chúng, đại diện bệnh viện hay các bác sĩ bị mạo danh đều khẳng định không có việc tham gia bán thực phẩm chức năng, đồng thời khuyến cáo người dân cần hết sức tỉnh táo, thận trọng để không bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt, dẫn tới "tiền mất, tật mang".
Nhiều đối tượng cũng giả danh bác sĩ các bệnh viện đầu ngành khác như: Bạch Mai, Nội tiết Trung ương... để lừa bán thuốc điều trị tim mạch, đái tháo đường và thực phẩm chức năng. Hiệu quả thì không thấy mà chỉ thấy hậu quả là khá nhiều người bệnh bị ngộ độc, biến chứng... phải nhập viện cấp cứu, điều trị với những biểu hiện nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận, thậm chí có trường hợp tử vong.
Tình trạng lợi dụng hình ảnh, mạo danh bác sĩ của các cơ sở y tế có uy tín để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đang gây bức xúc dư luận. Thông tin sai sự thật đã nguy hiểm, thông tin sai về việc chăm sóc sức khỏe là tội ác. Những hành vi giả mạo, mượn danh để lừa người bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng những sản phẩm đó. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để ngăn chặn.
Thông tin sai sự thật đã nguy hiểm, thông tin sai về việc chăm sóc sức khỏe là tội ác. Những hành vi giả mạo, mượn danh để lừa người bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng những sản phẩm đó.
Pháp luật cũng đã nêu rõ, các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng là hành vi bị nghiêm cấm. Nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt hành vi sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo, thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên tình trạng đó vẫn tồn tại khá nhiều.
Về phía người dân, cần nâng cao cảnh giác, không bị các đối tượng mạo danh bác sĩ, hay bệnh viện lừa, gây thiệt hại về tài chính thậm chí đánh mất "cơ hội vàng" trong điều trị bệnh. Người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn nữa, tra cứu thông tin liên quan công bố và quảng cáo sản phẩm trước khi quyết định; đọc kỹ nhãn sản phẩm; xem rõ thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Khi chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên...