Trên các nền tảng mạng xã hội thời gian gần đây xuất hiện nhiều thông tin, clip phản ánh hiện tượng vòi vĩnh, nhận tiền, ứng xử chưa đúng mực của nhân viên y tế với người bệnh tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội).
Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mới tính hai yếu tố: Chi phí trực tiếp và tiền lương; chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Cách tính này sẽ ảnh hưởng lớn đến các bệnh viện cũng như chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện các nghị quyết của Ðảng, Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng phương án điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm hài hòa các bên và có lộ trình hợp lý.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 , trong đó có một số nội dung mới trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế trong mọi trường hợp khi đi khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đang xây dựng thông tư quy định về thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là “Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.
Những ngày gần đây có nhiều ý kiến băn khoăn về những hệ lụy, phát sinh nếu "chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô về thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện các trường đại học". Ðây là một nội dung của Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và cá nhân.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023 thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009 có hiệu lực từ 1/1/2024 với nhiều điểm mới thể hiện sự tiến bộ trong việc tiếp cận, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển.
Thời gian qua, nhất là sau đại dịch Covid-19, nhiều cơ chế, chính sách liên quan ngành y tế bộc lộ những vướng mắc, bất cập. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trước mắt cũng như sớm hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển bền vững.
Chiều 12/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu ý kiến tại Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Chiều 29/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. Tham dự cuộc làm việc có lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.
Trước khi diễn ra bế mạc sáng nay, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và thống nhất về đề nghị bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.