Reuters dẫn hai nguồn tin cho biết, trong một diễn biến khác tại COP26, ít nhất 19 quốc gia dự kiến cam kết chấm dứt nguồn tài chính công dành cho các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài vào cuối năm 2022.
Trong thông báo trước đó tại COP26 đang diễn ra ở Scotland, các tổ chức tài chính chiếm 40% vốn toàn cầu cam kết bảo đảm “chia sẻ công bằng” các nỗ lực nhằm dần chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới.
Một trong những mục tiêu chính của COP26 là huy động đủ cam kết của các quốc gia trên toàn cầu để giảm phát thải khí nhà kính, chủ yếu là giảm sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt, để khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng được những cam kết đó, cần có nguồn tài chính dồi dào.
Đặc phái viên về khí hậu của Liên hợp quốc Mark Carney, người chủ trì hội nghị bàn tròn của GFANZ, Liên minh Tài chính vì mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0 trong khuôn khổ COP26, ước tính số tiền đầu tư trong ba thập kỷ tới là khoảng 100.000 tỷ USD.
Ông Carney cho rằng ngành tài chính cần tìm ra những cách thức để huy động dòng tiền tư nhân cùng chung sức với các chính phủ thúc đẩy nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm mức khí thải ròng về 0. Theo ông, làm thế nào để gắn nguồn tiền hiện có vào các dự án hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và tạo lập một vòng tuần hoàn chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư cho mục tiêu này mới thật sự là thách thức.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết nước này sẽ cùng Anh ủng hộ Cơ chế thị trường vốn của Quỹ Đầu tư khí hậu (CIF). Cơ chế mới này sẽ giúp thu hút các quỹ tư nhân đầu tư vào khí hậu và cung cấp 500 triệu USD mỗi năm cho Quỹ Công nghệ sạch của CIF như cũng như chương trình đầu tư Tăng tốc chuyển đổi than.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết nước này sẽ cùng Anh ủng hộ Cơ chế thị trường vốn của Quỹ Đầu tư khí hậu (CIF). Cơ chế mới này sẽ giúp thu hút các quỹ tư nhân đầu tư vào khí hậu và cung cấp 500 triệu USD mỗi năm cho Quỹ Công nghệ sạch của CIF như cũng như chương trình đầu tư Tăng tốc chuyển đổi than.
“Lý do tôi có mặt tại đây là biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường. Nó cũng không chỉ là vấn đề năng lượng. Đó là vấn đề về kinh tế, phát triển và gây mất ổn định thị trường. Nếu tôi không xử lý vấn đề này một cách nghiêm túc thì tôi chưa làm hết nhiệm vụ của mình”, bà Janet Yellen phát biểu.
"Những gì chúng ta chứng kiến trong vài năm qua là một bước chuyển lớn trong khu vực tư nhân và khu vực dịch vụ tài chính để đi theo hướng xanh... Trong những năm 1990, rõ ràng tài chính dành cho khí hậu, đầu tư xanh không phải là xu hướng chủ đạo. Tôi tin rằng bây giờ nó đang là xu hướng chính”.
Chủ tịch COP26 Alok Sharma