Trước đó, từ tháng 5/2024 dịch tả lợn châu Phi xảy ra và lây lan trên diện rộng tại 11 huyện, thành phố, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Toàn tỉnh đã xảy ra hơn 200 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 11 huyện, thành phố số lợn chết và tiêu hủy hơn 16.000 con, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi trong tỉnh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hữu Chiến: Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát và lây lan ra diện rộng của dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi , Sở đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành đề nghị các Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Cán bộ thú y hướng dẫn người dân ở xã Chí Minh, Tràng Định, (Lạng Sơn), phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. |
Tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; tăng cường cán bộ kỹ thuật cơ quan chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y về các địa phương hỗ trợ chống dịch. Cùng với đó tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến 3 cấp triển khai cấp bách nhiệm vụ công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi, với sự tham gia của hơn 200 điểm cầu; Cấp phát hơn 22.000 lít hóa chất sát trùng cùng nhiều trang thiết bị bảo hộ, vật tư thú y phục vụ cho công tác chống dịch.
Lạng Sơn quyết liệt phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi
Đặc biệt được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc khẩn trương sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn. Nhờ đó, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức tiêm phòng đồng loạt vaccine dịch tả lợn châu Phi cho lợn trong diện tiêm phòng của 11 huyện, thành phố.
Cán bộ thú y phun thuốc sát trùng chuồng trại phòng, chống dịch tả lợn châu Phi ở huyện Tràng Định, (Lạng Sơn). |
Kết quả, các địa phương đã tiêm phòng được hơn 44.000 con lợn, đạt hơn 88% so với tổng đàn lợn trong diện tiêm, Đợt 2 tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung vào cuối tháng 8/2024. Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được hơn 60.000 con lợn. Hiện nay, tại một số địa phương vẫn đang tiếp tục tổ chức tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn của người chăn nuôi.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, ngành, chính quyền địa phương công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đến nay trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được khống chế, hơn 88% số ổ dịch đã qua 21 ngày không tái phát.