Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu

NDO - Chiều nay (28/9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng tây và tan dần.

* Bão Noru suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

* Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

* Một người bị đuối nước khi đi thả lưới bắt cá tại Quảng Trạch, Quảng Bình.

* Bốn người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

* Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, sập tường. Cây đổ ngổn ngang trên nhiều tuyến phố. Hàng nghìn trạm biến áp gặp sự cố.

* Trôi cầu tại Quảng Trị, chia cắt các xã miền núi.

*Chiều 28/9, cảnh báo mưa lớn ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

* Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.

Nhấn để xem nội dung mới nhất

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp khẩn với các địa phương

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 1
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp trực tuyến.

Lúc 0 giờ ngày 28/9, tại sở chỉ huy tiền phương của tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 đã chủ trì họp trực tuyến với các địa phương để nắm bắt thông tin, diễn biến và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru).

Theo báo cáo của các địa phương, đến lúc 0 giờ, tại Đà Nẵng vẫn còn 60 ngư dân đang còn ở trên tàu thuyền neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang. Chính quyền đã cử lực lượng cưỡng chế. Trong thành phố đã nhiều cây xanh, bảng hiệu gãy đổ nằm la liệt trên đường.

Tại Quảng Ngãi đã có gió giật cấp 12 ở đảo Lý Sơn. Tại Quảng Trị, từ chiều đã có lốc xoáy làm 120 nhà bị tốc mái, sập tường và 4 người bị thương. Hiện đảo Cồn Cỏ có gió cấp 8, giật cấp 10. Đảo Cồn Cỏ đã thực hiện mở 2 hầm quân sự để chiến sĩ và người dân vào trú ẩn, khoảng 400 người.

Họp khẩn với các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao các địa phương đã chuẩn bị rất tích cực, trách nhiệm. Phó Thủ tướng nêu rõ, tới thời điểm này, các địa phương, lực lượng đều ứng trực nghiêm túc. Phải chú trọng, bảo đảm an toàn cho người dân và tất cả các lực lượng cứu hộ, cứu người dân là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sau khoảng 2 giờ, các địa phương báo cáo, cập nhật qua số đường dây nóng về tình hình, diễn biến, thiệt hại, những vấn đề phát sinh đột xuất, khó khăn. Nếu phát sinh những điều bất thường, tình huống xấu thì các địa phương phải báo cáo về Ban Chỉ đạo tiền phương lập tức. Trước những biến cố lớn, địa phương chưa làm chủ được tình hình thì phải thông tin, trên cơ sở đó sẽ điều động các lực lượng vào hỗ trợ.

Xem chi tiết: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp khẩn với các địa phương lúc 0 giờ ngày 28/9

Bão gây mưa lớn, báo động mực nước dâng cao tại nhiều nơi

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 2

(Ảnh: THANH TÙNG)

Hồi 1 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên ven biển Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 200km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 50km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần. Đến 13 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 01 giờ ngày 29/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 104,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Dự báo trong 6 giờ tới, một số khu vực thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, Kon Tum tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 60-120mm, cục bộ có nơi trên 180mm.

Đà Nẵng: 2 nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 3
Cây xanh ngã đổ trên nhiều tuyến đường tại Đà Nẵng. (Ảnh: THANH TÙNG)

Đến 5 giờ sáng ngày 28/9, Đà Nẵng gió rất lớn và mưa to. Theo báo cáo mới nhất của Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, tại Đà Nẵng có 2 nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu.

Đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin mới về 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà). Hiện tại gió rất lớn.

Đà Nẵng: Điều xe thiết giáp đưa sản phụ chuyển dạ sinh con trong tâm bão

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 4

Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng đã điều xe tăng thiết giáp đang ứng trực bão khẩn trương tới Bệnh viện Đà Nẵng đón hai bác sĩ đến nhà sản phụ.

Lúc 3 giờ sáng cùng ngày, Tiểu đoàn Tăng Thiết giáp, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng nhận được tin báo sản phụ T.T.T.H (trú đường Âu Cơ, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) chuyển dạ cần hỗ trợ khẩn cấp.

Vào thời điểm đó, bão số 4 (bão Noro) đang đổ bộ vào Đà Nẵng, với sức gió rất lớn và mưa to.

Trước tình hình nguy cấp, Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng đã điều xe thiết giáp đang ứng trực bão khẩn trương tới Bệnh viện Đà Nẵng đón hai bác sĩ đến nhà sản phụ tại đường Âu Cơ (quận Liên Chiểu). Xe di chuyển theo tuyến đường ven biển, đến 4 giờ có mặt tại nhà sản phụ.

Người nhà sản phụ cho hay, sản phụ 20 tuổi, mang thai con đầu lòng, dự sinh ngày 4/10. Đến 23 giờ tối ngày 27/9, sản phụ bắt đầu chuyển dạ, nhưng lúc đó bão đang đổ bộ nên gia đình chờ tới sáng sẽ đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, sản phụ đau bụng dữ dội nên gia đình đã gọi cứu trợ khẩn cấp.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ, chiến sĩ chuyển sản phụ lên xe tới bệnh viện cấp cứu. Đến 4 giờ 30 phút, sản phụ được chuyển đến bệnh viện an toàn và đang được theo dõi sát sao sức khỏe chờ sinh em bé.

* Bão đang hoành hành trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi.

* Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

* Nhiều nhà bị tốc mái, sập tường, cây đổ. Đã có 4 người bị thương.

* Tình trạng mất điện diện rộng diễn ra tại nhiều địa phương.

* Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

* Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 12; sóng biển cao 4-6m, biển động dữ dội.

* Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum với lượng mưa phổ biến 120-200mm, có nơi trên 250mm.

Quảng Nam: Có nơi mưa to, sóng biển lớn

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 5

Mưa gây ra ngập tại phố cổ Hội An. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Tại Quảng Nam, có nơi mưa to. Sức gió tại các huyện thị ven biển đã đạt cấp 8- cấp 9, Tam Kỳ đã có gió giật cấp 13. 3.997 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Đã ghi nhận thiệt hại về tốc mái nhà, cây đổ.

Dù đêm qua, tại đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam gió rất lớn, nhưng theo thông tin ban đầu thiệt hại do bão số 4 gây ra không lớn bằng các cơn bão trước đây. Hiện trời ngớt mưa, gió giảm dần, nhưng sóng biển còn lớn...

Kon Tum: Mưa lớn gây lũ, sạt lở đất và mất điện diện rộng

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 6

Tại Kom Tum, cây đổ chắn ngang đường tại thôn Ba Khen, xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Lực lượng chức năng đang tiến hành chặt cây, thông tuyến đường. Lũ về cắt ngang đường tại thôn Chung Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 7

Theo dự báo, với tình hình mưa to như hiện nay khả năng cao huyện Tu Mơ Rông sẽ có điểm bị chia cắt.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 8

Sạt lở đất sát nhà anh A Ching, thôn Chung Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có 5 xã bị mất điện là: Đăk Ring, Đăk Nên, Đăk Tăng, Măng Bút và Pờ Ê. Công ty Điện lực Kon Tum đang cho kiểm tra để tiến hành đóng điện sớm nhất cho các địa bàn trên.

Đà Nẵng: Hàng loạt cây xanh đổ rạp

(Video: THANH TÙNG-ANH ĐÀO)

Quảng Ngãi: Đưa người dân từ khu vực sơ tán trở về nhà

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 9

Công trình kè chống sạt lở bờ biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn phát huy hiệu quả trong cơn bão số 4, bảo vệ nhà dân trước sóng lớn.

Thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sáng 28/9, tại huyện đảo Lý Sơn vẫn còn gió cấp 8, giật cấp 9; khu vực Khu kinh tế Dung Quất gió cấp 5, giật cấp 9; khu vực các huyện phía bắc tỉnh vẫn còn mưa to.

Điều đáng mừng, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa ghi nhận thiệt hại về người và tàu thuyền.

Riêng tại huyện đảo Lý Sơn, một số nhà dân bị tốc mái, cây xanh bị ngã đổ; các huyện còn lại cơ bản an toàn.

Toàn tỉnh có 6 huyện gồm: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Trà Bồng, Lý Sơn bị mất điện từ khuya 27/9 với số lượng khoảng 216.500 khách hàng, chiếm hơn 51,2% tổng số khách hàng trên toàn tỉnh.

Sáng nay, hàng nghìn người dân ở các khu trung tâm lưu trú tránh bão các huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi được đưa về nhà.

Xem chi tiết: Quảng Ngãi: Chưa ghi nhận thiệt hại về người và tàu thuyền

Trong 12 giờ tới, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới

Hồi 7 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 10
Thùng nước của nhà dân bị bão hất văng ra đường ở quận Thành Khê (Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Xem chi tiết: Bão số 4 đang trên đất liền Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi

Đà Nẵng: Ngừng gió, mưa nhẹ, nhiều tuyến đường đã lưu thông trở lại

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 11

Lực lượng chức năng có mặt tại tất cả các địa điểm có cây ngã đổ để cắt tỉa và thu dọn sau bão. (Ảnh: PHƯƠNG LAN)

Ghi nhận đến 8 giờ sáng nay, thành phố Đà Nẵng đã ngưng gió, còn lất phất mưa. Lực lượng chức năng có mặt tại tất cả các địa điểm có cây ngã đổ để cắt tỉa và thu dọn sau bão.

Nhiều tuyến đường đã lưu thông an toàn sau khi thu dọn cây xanh. Cầu sông Hàn đã lưu thông trở lại.

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay, bão số 4 đã đi vào đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Trong ngày hôm nay (28/9), tại thành phố Đà Nẵng có mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 100mm; trên đất liền có gió cấp 8-9.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 12

(Ảnh: PHƯƠNG LAN)

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đề nghị người dân không được chủ quan, không sửa chữa nhà cửa khi chưa thực sự cần thiết; không được đi lại hoặc đánh bắt trên biển, sông, suối, hồ, đập, vùng trũng thấp, ngập lụt, sạt lở…

Người dân không thực hiện các hoạt động chưa cần thiết khác để tránh các tai nạn, sự cố đáng tiếc xảy ra.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 13
(Ảnh: PHƯƠNG LAN)

Cập nhật nhanh về thiệt hại do bão số 4 gây ra tại các tỉnh miền trung

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 14

Lực lượng chức năng dọn dẹp hiện trường cây bị đổ. (Ảnh: CÔNG HẬU)

Nhiều tỉnh ven biển miền trung chịu thiệt hại do bão số 4 (Noru) gây ra, bước đầu xác định hàng loạt cây xanh, cột điện, nhà bị tốc mái.

Tại Quảng Trị, thiệt hại do lốc xoáy tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh hồi 15 giờ 30 ngày 27/9 khiến nhiều quán ven biển và 120 nhà bị tốc mái, sập tường (trong đó 2 ngôi nhà sập hoàn toàn). Bốn người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, gió giật cấp 7-9. Chưa có báo cáo thiệt hại, sự cố và yêu cầu cứu hộ, cứu nạn.

Thành phố Đà Nẵng có 2 nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu. Chưa có thông tin mới về 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.

Tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ đã có gió giật cấp 13. 3.997 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Đã ghi nhận thiệt hại về tốc mái nhà, cây đổ,…

Tỉnh Quảng Ngãi, một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn, mất điện tại một số huyện. Chưa có yêu cầu cứu hộ, cứu nạn.

Tỉnh Bình Định có mưa nhỏ, gió khoảng cấp 5. Chưa có báo cáo về thiệt hại.

Xem chi tiết: Cập nhật nhanh về thiệt hại do bão số 4 gây ra tại các tỉnh miền trung

Hàng nghìn người dân Quảng Ngãi đi trú bão được về nhà

Sáng 28/9, hàng nghìn người dân ở các khu trung tâm lưu trú tránh bão các huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi được đưa về nhà.

(Video: ĐÔNG HUYỀN)

* Gió bão giảm còn 117 km/giờ, giật cấp 10.

* Một người bị đuối nước khi đi thả lưới bắt cá tại Quảng Trạch, Quảng Bình.

* Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, sập tường. Cây đổ ngổn ngang trên nhiều tuyến phố.

* Bốn người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

* Tình trạng mất điện diện rộng diễn ra tại nhiều địa phương.

* Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

* Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum với lượng mưa phổ biến 120-200mm, có nơi trên 250mm.

Huế tập trung khắc phục hậu quả bão số 4

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 15

(Ảnh: CÔNG HẬU)

Trên nhiều tuyến đường, như quốc lộ 1A, 49B, đường tránh Huế, tỉnh lộ 18 và một số tuyến đường trên địa bàn thành phố, do ảnh hưởng bão số 4, nhiều cây xanh ngã đổ, gây ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người đi đường.

Cảnh sát giao thông toàn tỉnh, Công an các đơn vị địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện phối hợp các đơn vị chức năng cưa cây đổ ngã; đồng thời tuần tra tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đi vào tuyến đường nguy hiểm.

Xem chi tiết: Cập nhật nhanh về thiệt hại do bão số 4 gây ra tại các tỉnh miền trung

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Không được chủ quan sau bão

Trong cuộc làm việc sáng sớm nay (từ 5 giờ), tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là cơn bão lớn, công tác chuẩn bị tiến hành công phu, kỹ lưỡng. Đáng mừng là đến nay, thiệt hại sau bão không lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người dân. Cần khẩn trương rà soát các điểm bị thiệt hại, nhà bị tốc mái để hỗ trợ bà con. Các khu vực cây cối đổ, ảnh hưởng giao thông thì các địa phương khẩn trương khắc phục. Rà soát, kiểm tra, tổng hợp đầy đủ thiệt hại sau khi bão tan.

Phó Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, có trường hợp sau bão còn gây ra thiệt hại lớn hơn, ví dụ như thiệt hại do hoàn lưu bão năm 2021. Bảo đảm đi lại thông suốt, an toàn, tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là khi cho học sinh đến trường. Cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão để triển khai ứng phó, hiện vẫn chưa được ngừng, nghỉ. Bám sát tình hình, không chủ quan, không để bị động, bất ngờ.

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông Lê Minh Hoan tổ chức đoàn đi kiểm tra ở Quảng Ngãi, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tra tại Quảng Nam. Phó Thủ tướng sẽ đi kiểm tra tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Quảng Ngãi: Xuyên đêm thu dọn cây xanh ngã đổ

Từ khuya 27 đến sáng 28/9, lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ngãi tổ chức ra quân thu dọn cây xanh ngã đổ trên các tuyến đường trọng điểm của tỉnh nhằm bảo đảm giao thông thông suốt sau bão số 4.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 16

Gió bão mạnh khiến cây xanh trên 2 bên các tuyến đường, nhất là tuyến đường quốc lộ 24B từ Sơn Hà đi Sơn Tây và QL24C (tuyến đường Võ Văn Kiệt), nối từ vòng xoay Bình Long đi cảng Dung Quất ngã đổ khá nhiều, gây ách tắc giao thông.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 17

Thượng tá Hồ Văn Thư, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã huy động 65 cán bộ chiến sĩ phối hợp lực lượng cơ động dùng cưa lốc dọn, giải tỏa cây xanh ngã đổ chắn ngang trên đường xuyên đêm. Đến 8 giờ 30 phút sáng 28/9, hàng loạt cây xanh ngã đổ trên tuyến đường QL24B và QL24C đã được thu dọn, giao thông thông suốt trở lại bình thường.

Hơn 400 cây xanh bị ngã đổ, 3 nhà dân bị tốc mái tại Đà Nẵng

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 18

Người dân Đà Nẵng dọn dẹp sau bão. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Báo cáo thiệt hại ban đầu, tại thành phố Đà Nẵng, bão Noru khiến 400 cây xanh bị ngã đổ, 252.849 khách hàng bị mất điện (đã khắc phục 5.211), 3 nhà dân bị tốc mái, một số công trình bị hư hại một phần.

Tại Âu thuyền Thọ Quang bị chìm 2 ghe nhỏ, mắc cạn 1 tàu BĐ 97746; đứt dây 6 tàu ở khu vực Hải đội 2.

Lũ chảy xiết tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

Hình ảnh nước lũ chảy xiết, ghi nhận sáng 28/9, tại cây cầu trên Tỉnh lộ 678, đoạn qua địa bàn thôn Đắk Pet 1, xã Đắk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

(Video: HOÀNG PHÚC THẮNG)

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão Noru

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 19

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kiểm tra tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả. (Ảnh: TTXVN phát)

Sáng 28/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kiểm tra tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả sau bão số 4 (bão Noru) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dịp này, Phó Thủ tướng cũng đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con tại các khu di dân, sơ tán tránh bão.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 20

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kiểm tra tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả. (Ảnh: TTXVN phát)

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 21

Phó Thủ tướng cũng đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con tại các khu di dân, sơ tán tránh bão. (Ảnh: TTXVN phát)

Kom Tum: Cưa cây, khắc phục sạt lở để thông đường

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại tỉnh Kom Tum mưa lớn đã làm sạt lở ta luy dương gây ách tắc giao thông trên Km164+420 QL40B, Km45+50 TL672.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 22
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 23

Ngoài ra, mưa lớn kèm theo gió mạnh cũng làm nhiều cây xanh đổ ngã và sạt lở đất trên nhiều tuyến đường.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 24
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 25
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 26
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 27

Hiện các đơn vị chức năng đang cưa cây thông tuyến theo các hướng, đồng thời rào gác cầu Đăk Psi không cho người qua lại.

Quảng Bình: Nhiều đoạn đường ở khu vực biên giới ngập sâu, 1 người bị đuối nước

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 28

Lực lượng chức năng đặt biển cảnh báo và cử tổ công tác cảnh giới đoạn đường ngập sâu ở huyện Minh Hóa.

Dù bão Noru không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình nhưng trên địa bàn tỉnh đã có mưa to, gió lớn trên diện rộng. Ở khu vực miền núi, biên giới, nước lũ đã ngập 1 số đoạn đường, ngầm tràn gây chia cắt giao thông. Có 1 người ở huyện Quảng Trạch bị đuối nước khi đi thả lưới đêm qua.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 29

Bộ đội biên phòng Quảng Bình dọn đá lăn xuống để thông đường.

Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 4, hôm nay trên địa bàn Quảng Bình xuất hiện đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm.

Mưa to làm nước lũ dâng cao làm ngập các ngầm, tràn ở các xã Dân Hóa và Trọng Hóa của huyện Minh Hóa. Giao thông qua các đoạn này bị đình trệ gây chia cắt cục bộ 1 số bản của 2 xã biên giới này.

Các Đồn Biên phòng trên tuyến phối hợp với chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo và cử tổ công tác trực tại khu vực nguy hiểm để không cho người và phương tiện qua lại.

Quảng Trị: Mưa lớn, cầu trôi, chia cắt các xã miền núi

Sáng 28/9, Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, ảnh hưởng của bão Noru, mưa lớn trong 2 ngày qua khiến một số khu vực tại hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và huyện Vĩnh Linh tạm thời bị chia cắt do nước dâng cao, cuốn trôi cầu tại các tuyến giao thông quan trọng.

Trước tình hình này, chính quyền các địa phương trên phân công lực lượng vũ trang vận động, khuyến cáo người dân, các phương tiện tham gia giao thông hết sức lưu ý không đi lại khi các điểm ngập và cầu trôi chưa được khắc phục. Lực lượng vũ trang các huyện đang dựng rào chắn, lắp biển cảnh báo nguy hiểm để bảo đảm an toàn cho người dân.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 30

Cầu tạm bằng sắt ở xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh bị trôi chỉ còn rọ đá. (Ảnh: LÂM QUANG HUY)

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 31

Các khu vực nguy hiểm do nước lũ dâng cao được lực lượng vũ trang các huyện dựng rào chắn, lắp biển cảnh báo để bảo đảm an toàn cho người dân. (Ảnh: LÂM QUANG HUY)

[Video] Nhiều đoạn đường ở khu vực biên giới Quảng Bình bị ngập sâu, chia cắt

(Video: HƯƠNG GIANG)

Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục gây mưa ở miền trung

Sáng nay (28/9), sau khi đi sâu vào khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 10 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu ảnh 32

Cảnh báo chiều 28/9, ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Từ ngày 28/9 đến đêm 29/9, ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi hơn 300mm; khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi hơn 180mm. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.

back to top