Khai thác tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa

Những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta đạt nhiều kết quả khả quan, với một số chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng phát triển hiệu quả. Sản lượng sữa tươi sáu tháng đầu năm 2023 đạt 662,8 nghìn tấn, tăng 8,4%, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 65 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng sẵn có, ngành chăn nuôi bò sữa thời gian tới cần thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tống Xuân Chinh cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta hiện tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu đến năm 2025, sản lượng sữa đạt từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn, năm 2030 đạt khoảng 2,6 triệu tấn; lượng sữa tươi tiêu thụ bình quân mỗi người năm 2025 từ 16 đến 18 kg, đến năm 2030 từ 24 đến 26kg.

Liên kết sản xuất giữa người chăn nuôi bò sữa với các doanh nghiệp chế biến ngày càng gắn kết, một số địa phương đã tổ chức sản xuất sữa theo chuỗi liên kết khá tốt. Đơn cử như tại Hà Nội, đã xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi-tiêu thụ sản phẩm sữa thực hiện bởi Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP với nhiều hộ nuôi bò sữa được công ty ký bao tiêu sản phẩm.

Liên kết sản xuất giữa người chăn nuôi bò sữa với các doanh nghiệp chế biến ngày càng gắn kết, một số địa phương đã tổ chức sản xuất sữa theo chuỗi liên kết khá tốt. Đơn cử như tại Hà Nội, đã xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi-tiêu thụ sản phẩm sữa thực hiện bởi Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP với nhiều hộ nuôi bò sữa được công ty ký bao tiêu sản phẩm.

Còn ở Hà Nam, mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Khu, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi bò sữa Chuyên Ngoại (huyện Duy Tiên) hiện có tổng đàn 150 con, với 110 con đang khai thác sữa, trừ các khoản chi phí, thu lãi tốt, có của ăn của để. Cùng với đó, một số cơ sở chăn nuôi bò sữa đã áp dụng công nghệ cao như hệ thống chuồng mát tự động theo các tiêu chuẩn quốc tế, trang trại hữu cơ áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu của TH True milk, Vinamilk.

Thực tế cho thấy, sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được người tiêu dùng trong nước và nhiều nước trong khu vực tin dùng; đã xuất khẩu tới hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những mặt làm được, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn còn một số bất cập cần khắc phục. Đó là, diện tích đất canh tác để trồng cỏ cho bò còn ít. Việc chế biến thức ăn thô, xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho bò sữa còn khó khăn.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những mặt làm được, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn còn một số bất cập cần khắc phục. Đó là, diện tích đất canh tác để trồng cỏ cho bò còn ít. Việc chế biến thức ăn thô, xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho bò sữa còn khó khăn.

Thiếu công nghệ bảo quản và chế biến sữa ở cả nông hộ và trang trại. Một số công ty, tập đoàn đã đầu tư lớn cho bò sữa, song sản lượng sữa tươi nguyên liệu chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến các hộ nuôi bò gặp khó khăn... Để gỡ những nút thắt này, nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Nên lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến và kinh doanh ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị. Cần nhập khẩu về các giống bò tốt nhất của những nước phát triển để chuyển giao, thực hiện chương trình lai tạo bò sữa nhằm bình tuyển đánh giá cho đàn hạt nhân và lai tạo với tinh bò sữa năng suất cao chuyển cho các vùng có điều kiện nuôi và chế biến sữa. Tiếp thu công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác để ứng dụng vào sản xuất, chế biến; chọn lọc, đánh giá, đeo số tai, sổ giống, áp dụng tin học trong quản lý đàn bò. Kiên quyết thải loại những cá thể bò có năng suất thấp, khả năng sinh sản và nhân giống kém.

Tăng cường xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi bò sữa. Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn TMR (thức ăn trộn hỗn hợp) và thức ăn bổ sung, nhân rộng các mô hình chế biến thức ăn TMR để bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng và từng bước nâng cao chất lượng cũng như năng suất đàn bò sữa. Chuyển đổi một phần diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ - thức ăn chính trong chăn nuôi bò.

Tuyên truyền, vận động các hộ dân nuôi bò sữa theo vùng, xã trọng điểm nhằm hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ cung cấp những dịch vụ công về khoa học-công nghệ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và quản lý nông trại cho các hộ gia đình nuôi bò sữa, nhất là các hộ có quy mô từ 50 con trở lên để tăng hiệu quả kỹ thuật, kinh tế.

Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ cung cấp những dịch vụ công về khoa học-công nghệ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và quản lý nông trại cho các hộ gia đình nuôi bò sữa, nhất là các hộ có quy mô từ 50 con trở lên để tăng hiệu quả kỹ thuật, kinh tế.

Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, ngành chăn nuôi bò sữa còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển; do đó, cần đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp thực tế địa phương, gắn chăn nuôi với chế biến đa dạng hóa để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai gần.