Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự.
Hội thi quy tụ 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ba trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có đào tạo Chương trình Trung cấp lý luận chính trị đăng ký dự thi.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị
Tổng số giảng viên dự thi là 130 thí sinh, gồm: 127 thí sinh của 63 trường chính trị; ba thí sinh của ba trường bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Giảng viên dự thi thực hiện ba nội dung thi: thi giáo án, thi viết và thi giảng. Kết quả thi là điểm trung bình của ba phần thi, trong đó, phần thi giảng được tính điểm hệ số 3, thi viết và thi chấm giáo án hệ số 1.
Phát biểu chào mừng hội thi, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc thi không chỉ là cơ hội để các thí sinh khẳng định mình, mà còn là dịp để thúc đẩy sự phát triển về chất của việc dạy và học lý luận chính trị trong tình hình mới trước yêu cầu mới và thử thách mới.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ khai mạc. |
Đổng chí cũng khẳng định, nghề giáo đã khó, giảng viên lý luận chính thì càng khó hơn. Để trở thành một giáo viên dạy giỏi, xuất sắc, không chỉ có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề mà còn là tấm gương trong cuộc sống lao động, học tập, nghiên cứu, rèn luyện hết sức công phu và nghiêm túc.
“Dù tên tuổi không có nhiều trên mặt báo, ít được người biết, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, hội thi có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần nâng cao năng lực, xây dựng uy tín, hình ảnh mẫu mực của người giảng viên trường Đảng.
Đây là diễn đàn quan trọng để các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lý luận chính trị, nhất là những đồng chí giảng viên trẻ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật, bổ sung kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi kỹ năng sư phạm.
Kết quả hội thi không chỉ là việc lựa chọn, công nhận giảng viên dạy giỏi, mà còn là cơ sở khẳng định thành tích, kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ khai mạc. |
“Đây cũng là căn cứ để đánh giá thực trạng giảng viên, giúp cho học viện, các tỉnh ủy, thành ủy, các trường chính trị có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn để chúng ta xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nói.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ 8 là lần đầu tiên được tổ chức với quy mô toàn quốc, tập trung tại một địa điểm là Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hội thi đạt kết quả tốt, đồng chí yêu cầu các thí sinh nên coi đây là cơ hội để phát huy cao nhất khả năng, kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện tốt nội dung thi theo đúng nội quy, quy chế và kế hoạch hội thi.
Bên cạnh đó, Hội đồng giám khảo cần bảo đảm đánh giá theo đúng quy chế hội thi, thực sự công tâm, khách quan, chính xác.
Hội thi vừa là dịp tôn vinh giảng viên của hệ thống các trường chính trị, vừa là dịp để Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các tỉnh ủy , thành ủy trực thuộc Trung ương đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường chính trị.
Qua đó, có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư.
Theo kế hoạch, hội thi sẽ tổng kết, bế mạc vào ngày 20/9.