Hướng về cội nguồn và quá trình bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng

Ngày 15/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Viện Phát triển văn hóa dân tộc đã tổ chức Chương trình hướng về cội nguồn với chủ đề “Vinh quy bái tổ - xứng danh con cháu Lạc Hồng”.
0:00 / 0:00
0:00
Phó Viện trưởng Lạc Văn Tú cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Phó Viện trưởng Lạc Văn Tú cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Từ tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc, thờ Mẫu ở Bắc Bộ…

Trước chương trình hướng về cội nguồn tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, diễn đàn văn hóa “Hai Bà Trưng - tín ngưỡng phụng thờ người anh hùng dân tộc và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ” được tổ chức tại miếu thờ Hai Bà Trưng (số 680 đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) đã thu hút được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nghệ nhân... Qua diễn đàn, có nhiều ý kiến mới về quá trình bảo tồn, phát huy văn hóa thực hành tín ngưỡng của người Việt.

Chia sẻ những cơ hội, thách thức của thực hành tín ngưỡng cộng đồng người Việt trong bối cảnh hiện nay, ông Lạc Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc cho rằng: “Từ truyền thống tri ân anh hùng dân tộc đến thực hành tín ngưỡng của cộng đồng người Việt là một hành trình văn hóa cần được tìm hiểu, giải mã cũng như đem đến những nhận diện mới về giá trị văn hóa của dân tộc.

Trong quá trình đó, ngoài những ưu điểm, chúng ta cần phải nhận diện cả những hạn chế, tiêu cực để kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh cho đúng hướng để vừa đáp ứng được đời sống văn hóa tâm linh của xã hội đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực phát sinh”.

Trong thực tế giá trị văn hóa di sản còn tích cực đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản và kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Đến hướng về cội nguồn dân tộc

Sau diễn đàn văn hóa “Hai Bà Trưng - tín ngưỡng phụng thờ người anh hùng dân tộc và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ”, chương trình “Vinh quy bái tổ - xứng danh con cháu Lạc Hồng” được tổ chức với mục đích giúp những người tin yêu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xích lại gần nhau. Rất nhiều kiều bào, cựu chiến binh, doanh nhân, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên... đã tham gia hành hương hướng về đất Tổ tri ân tổ tiên.

Hướng về cội nguồn và quá trình bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng ảnh 1

Các đồng chí Dương Văn Khá, nguyên Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ và Lạc Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Phát triển văn hóa dân tộc trong buổi lễ.

Ngoài tổ chức dâng hương, báo công chương trình còn dành tặng kỷ niệm chương cho các cá nhân tập thể tiêu biểu đã có những đóng góp ý nghĩa trong hoạt động xã hội, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Nhiều du khách đánh giá cao hoạt động của chương trình nhất là sau khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, đại diện của nhân loại”. Chương trình cũng cổ vũ tinh thần yêu nước của các thế hệ Việt Nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hướng về cội nguồn và quá trình bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng ảnh 2

Các đồng chí Bùi Thế Đức, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng bảng vinh danh.

“Chương trình có tính kế thừa để mỗi chúng ta sẽ vượt qua những thách thức, nắm bắt cơ hội xây dựng nước Việt Nam phát triển bền vững. Bên cạnh những cơ hội, chúng ta nhìn rõ thách thức trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nói chung", ông Lạc Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Phát triển văn hóa dân tộc chia sẻ.