Hà Nội đã duyệt mức chi cho việc thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công

Trung tâm hành chính công Hà Nội được thuê chuyên gia với mức chi không quá 60 triệu đồng/tháng

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được thuê chuyên gia tư vấn với mức từ 15 triệu đến 40 triệu đồng/tháng tùy theo trình độ, kinh nghiệm. Quy định áp dụng trong thời gian từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025. Đây là mức chi đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp cuối năm 2024.
Đại biểu Phùng Tân Nhị (tổ huyện Ba Vì) nêu thực trạng đẩy giá đất đấu giá cao rồi bỏ cọc.

Cần làm rõ động cơ “thổi giá” trong đấu giá đất tại Hà Nội

Tại kỳ họp thứ 20 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đã thảo luận về thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất bị thao túng, bỏ ngang. Nhằm hạn chế việc "thổi giá" đất đấu giá gây ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn lực đất đai, các đại biểu đề nghị cần làm rõ động cơ của tình trạng thổi giá đất.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn khảo sát khu vực đất bãi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội)

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tái chất vấn một số nội dung giải quyết chậm, chưa hiệu quả

Nhằm tiếp tục nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả giám sát theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường vụ Thành uỷ, Thường trực Thành uỷ, tại kỳ họp cuối năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ chất vấn, tái chất vấn Ủy ban nhân dân thành phố 2 nhóm vấn đề.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quyết nghị 6 nội dung để thi hành Luật Thủ đô

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quyết nghị 6 nội dung để thi hành Luật Thủ đô

Sáng 9/12, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 đã khai mạc kỳ họp thứ 20. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố cho biết, tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ xem xét để quyết nghị 6 nội dung liên quan triển khai Luật Thủ đô 2024.
Nghị quyết được ban hành tạo điều kiện để các cấp chính quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm. Ảnh: Doãn Thành

Tám trường hợp áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Hà Nội

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Luật Thủ đô). Đánh giá cao sự cần thiết của Nghị quyết nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm hành chính, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp và tài sản của người dân, doanh nghiệp, Nghị quyết đã được thông qua với sự nhất trí cao của các đại biểu.
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh trình bày tờ trình tại kỳ họp chuyên đề.

Thông qua Nghị quyết quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Ngay trong sáng 19/11, sau khi khai mạc kỳ họp chuyên đề, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã xem xét thông qua Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thực hiện theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều 9 Luật Thủ đô, nhằm đáp ứng yêu cầu phân cấp, phân quyền.
Kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/11.

Hà Nội xem xét quyết nghị quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức vào ngày 19/11/2024 để xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố. Liên quan đến công tác quản lý đô thị, Hội đồng nhân dân thành phố dự kiến sẽ ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị huyện Gia Lâm đánh giá chất lượng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã hoàn thành.

Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 tại huyện Gia Lâm

Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm về tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, huyện đã hoàn thành Đề án thành lập quận và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành quận, phường.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu phải bảo đảm chất lượng nội dung tờ trình, dự thảo nghị quyết.

Hà Nội tập trung ban hành các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô

Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) và kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 (kỳ họp thứ 20) của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Kỳ họp chuyên đề sẽ diễn ra vào tháng 11 dự kiến tổ chức trong 1 ngày (trong thời gian từ ngày 14 đến 19/11); kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 dự kiến tổ chức từ ngày 9 đến 13/12.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa Nguyễn Tiến Thiết thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của huyện.

Huyện Ứng Hòa rà soát quy hoạch để lập phương án đầu tư công phù hợp

Tiếp tục giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025), Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố đã thực hiện giám sát tại huyện Ứng Hòa. Đoàn giám sát đánh giá cao nỗ lực của hệ thống chính trị của huyện Ứng Hòa trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thị sát các tuyến đê trên địa bàn huyện Thường Tín

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thị sát các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chiều 10/9, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thị sát tuyến đê bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).  Theo báo cáo của chính quyền địa phương, mực nước sông Nhuệ tại cống Đồng Quan lúc 17 giờ trên mức báo động III là 2cm; mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn An Cảnh lúc 17 giờ  trên mức báo động I là 45cm.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 17 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xem xét để quyết nghị 22 nghị quyết

Sáng 1/7, Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp thường lệ giữa năm) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức khai mạc. Tại Kỳ họp này, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ quyết định nhiều nội dung quan trọng, các cơ chế chính sách có tác động đến phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng đô thị, các cơ chế, chính sách đặc thù về an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phạm Quý Tiên trao đổi với báo chí về nội dung kỳ họp thứ 17 khóa 16.

Ngày 1/7, khai mạc kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Từ ngày 1 đến 4/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Dự kiến, trong kỳ họp lần này, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội; đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô; đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

Hà Nội tăng hỗ trợ để khuyến khích phát triển nông nghiệp

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ gia đình huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ kinh phí cấy máy, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái…