Phở là đề tài hấp dẫn, thôi thúc nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu từ nhiều năm nay. Với ông, phở Hà Nội ẩn chứa bên trong đó nhiều câu chuyện hết sức thú vị.
Làng Vân Cù, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực, Nam Định) là nơi có nghề phở lâu đời, nổi tiếng. Nghề phở ở Vân Cù hình thành từ đầu thế kỷ 20, đến nay, nhiều gia đình ở Vân Cù đã có tới 3-4 thế hệ theo nghề truyền thống; con cháu của làng gìn giữ và đưa phở đi nhiều nơi và rất có ý thức về việc bảo tồn, phát triển nghề phở. Đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức Festival Phở 2024.
Giờ thì khắp nẻo, từ đô thị tới nông thôn, không chỉ mùa hè mà cả mùa đông, nhà hàng vẫn bán và nhiều người vẫn ăn chè có đá. Từ đó ra đời thói quen mới của cánh trẻ là... rủ nhau đi ăn chè. Mà chè nhiều loại, thích gì có nấy, mầu sắc đẹp mắt, lại nhiều thành phần gia giảm, ăn khá ngon.
Đã có nhiều tranh luận về gốc gác, tên gọi phở. Chả ai “tổng kết” được, nó chỉ chứng tỏ sự lan tỏa, sức sống bền bỉ dẻo dai của món ăn này. Gần ba năm đại dịch Covid-19 trong lúc bị hạn chế đi lại, mở hàng quán nhiều người bị cấm cố ước ao “Bao giờ quán xá mở lại tôi đả ngay vài bát”.
Ngày 11/12, tại thành phố Nam Định, Báo Tuổi trẻ phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức khai mạc Gala Ngày của phở, với chủ đề “Phở Việt - tinh hoa hội tụ”.
NDĐT - Có mặt trong danh mục ẩm thực Việt từ những năm đầu thế kỉ 20, Phở được nhà văn Thạch Lam, rồi đến nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng có nguồn gốc từ món “Ngưu nhục phấn” của Trung Quốc, âm thầm lan xuống nước ta. Các nhà văn cho rằng chữ Phở có nguồn gốc từ chữ Phấn, đọc trại đi mà thành.