Theo đó, 2 người chết tại huyện Hoàng Su Phì do bị lũ cuốn trôi; 1 người tại huyện Quản Bạ bị sạt lở đất. Về nhà ở, có hơn 1.000 nhà bị ngập úng, bị ảnh hưởng do sạt lở đất, bị sập hoàn toàn.
Tại thành phố Hà Giang, nơi bị ngập úng nặng nhất, đến chiều 10/6, các điểm ngập úng nước rút dần. Các xã, phường cử lực lượng xuống phối hợp với người dân quét dọn đường phố, bảo đảm vệ sinh môi trường sau ngập úng. Đồng thời cử cán bộ xuống các hộ dân bị ngập úng kiểm đếm thiệt hại, tuyên truyền người dân tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó thiên tai.
Đoàn viên, thanh niên phường Quang Trung, thành phố Hà Giang hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả ngập úng. |
Diện tích lúa, ngô, hoa màu bị thiệt hại là 221ha; diện tích ao nuôi cá bị thiệt hại gần 20ha; nhiều gia súc, gia cầm bị chết. Các tuyến Quốc lộ 4C, Quốc lộ 34, Quốc lộ 4C và nhiều tuyến đường tỉnh lộ, đường liên xã bị sạt lở với khối lượng đất đá lên đến hàng nghìn mét khối gây ách tắc giao thông cục bộ.
Tỉnh Hà Giang đã có công điện khẩn chỉ đạo các địa phương nhanh chóng kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục; thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn.
Tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói do mưa lũ, nhất là các hộ có nhà bị đổ, lũ cuốn trôi, hộ ở vùng ngập sâu, sạt lở chia cắt, bảo đảm không để người dân bị đói, rét.
Tỉnh Hà Giang chỉ đạo các địa phương nhanh chóng kiểm đếm thiệt hại của người dân để báo cáo tỉnh hỗ trợ theo quy định Nhà nước. |
Bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà do mưa lũ; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa, dựng lại nhà ở, dọn vệ sinh môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ.
Tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, khu vực bị ngập sâu; tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và kịp thời cảnh báo đến người dân làm giảm các thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. |
Sửa chữa, khắc phục nhanh công trình hạ tầng thiết yếu, nhất là trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt, công trình giao thông, thủy lợi, hồ đập bị hư hại để chủ động ứng phó với đợt thiên tại mới, nhanh chóng khôi phục sản xuất ngay sau lũ, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Hiện nay, tình hình thời tiết trên địa bàn diễn biến phức tạp, do đó các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để chủ động ứng phó khi xảy ra thiên tai.