Sáu dấu ấn về an sinh xã hội của năm 2020
Năm 2020 ghi nhận thời điểm khó khăn trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội khi phải đương đầu với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng ghi nhận những điểm sáng nổi bật.
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng
Có 11 kết quả
Năm 2020 ghi nhận thời điểm khó khăn trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội khi phải đương đầu với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng ghi nhận những điểm sáng nổi bật.
Năm năm qua, hưởng ứng phong trào thi đua của ngành lao động, thương binh và xã hội, nhiều chương trình, đề án đã được xây dựng, ban hành nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24-4-2020 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo Nghị quyết số 154/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành, lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ một tháng trở lên do cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên gặp khó khăn do dịch Covid-19, được hỗ trợ 1.800.000 đồng/người mỗi tháng, tối đa ba tháng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất gói hỗ trợ lần 2 dành cho người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, với tổng kinh phí đề xuất khoảng 18.600 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và làm xáo trộn cuộc sống người dân ở Quảng Nam. Do vậy, ngay sau khi có Nghị quyết số 42/NQ-CP (ngày 9-4-2020) và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg (ngày 24-4-2020) của Chính phủ về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương triển khai, đưa gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ của Chính phủ đến với người dân ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chủ trương này cũng còn nhiều vướng mắc cần phải được tiếp tục tháo gỡ.
Trong bảy tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế, khoảng 93% lao động trên toàn thế giới hiện đang chịu ảnh hưởng của đại dịch ở các mức độ khác nhau.
Giảm các loại thuế, giãn thời gian trả tiền thuê đất, hỗ trợ để giữ chân lao động chất lượng cao trong ngành du lịch, tăng cường sự chia sẻ và phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đối tác cung ứng lữ hành,.. Đây là một số trong số các giải pháp được đưa ra tại hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch” do Tổng cục Du lịch tổ chức vào chiều 7-8 tại Hà Nội.
Ngày 7-7, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang.
Sau một thời gian triển khai, gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng chưa tiếp cận được nhiều doanh nghiệp và người lao động. Do đó, đã có đề xuất nới lỏng một số điều kiện nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng, tới các chủ thể khác trong chính sách này.